Tân Hòa phát huy vai trò làm chủ của dân

11/09/2013 09:40

Thôn Tân Hòa, xã Ðắk R’moan (Gia Nghĩa) hiện có 301 hộ dân, với 1.080 nhân khẩu...

Thôn Tân Hòa, xã ÐắkR’moan (Gia Nghĩa) hiện có 301 hộ dân, với 1.080 nhân khẩu. Theo ông Phạm VănÁnh, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn thì việc triển khai thực hiện Pháp lệnhsố 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về “Thực hiện dânchủ ở xã, phường, thị trấn” đã mang lại luồng sinh khí mới cho nhân dân và làđộng lực để thay đổi diện mạo cho địa phương trên nhiều lĩnh vực.



Nhiềutuyến đường giao thông trong thôn đã được cứng hóa, giúp người dân đi lại, vậnchuyển dễ dàng


Trong đó, tác động lớnnhất là đã làm thay đổi tư duy, tác phong làm việc cũng như phương thức lãnhđạo của Ban tự quản thôn theo hướng ngày một dân chủ và bám sát thực tiễn hơn.Ðặc biệt, nhân dân đã tích cực tham gia vào việc thực hiện và giám sát việcthực hiện dân chủ ở cơ sở theo tinh thần “dân biết, biết bàn, dân làm, dân kiểmtra”...

Trên tinh thần đó,thời gian qua, nhiều vấn đề quan trọng của địa phương đã được chính quyền đưara bàn bạc công khai trước dân như: kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; việcxây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi thôn,xã; phòng, chống bạo lực gia đình… Những công trình phúc lợi, xây dựng hạ tầngtrên địa bàn đều được địa phương thông tin kịp thời cho nhân dân biết dướinhiều hình thức khác nhau như: họp thôn, phát trên loa phát thanh, tuyên truyềnđến tận nhà…

Qua đó, Ban tự quảnthôn đã tổng hợp các ý kiến đóng góp của bà con và đề xuất với các cấp có thẩmquyền xem xét, giải quyết cụ thể. Ðơn cử như trong năm 2012, trong thôn có chủtrương “cứng hóa” 5km đường trị giá gần 500 triệu đồng, bằng việc huy động nhândân đóng góp. Qua công tác vận động, tuyên truyền và bàn bạc cụ thể, nhiều hộdân đã hiểu được lợi ích có được từ việc làm con đường này nên ủng hộ rất nhiệttình.

Nhiều nhà đã tự nguyệnhiến đất, phát quang cây cối, hoa màu để tạo mặt bằng. Mỗi hộ cũng đã đóng góptrên 1 triệu đồng cùng với ngày công để san ủi đường và đào kè mương nước…Haynhư việc làm sân hội trường thôn, trị giá gần 30 triệu đồng cũng đã được nhândân bàn bạc thống nhất rồi đóng góp và ngày công để làm. Ðây cũng được xem nhưmột ngày hội của thôn, vì ai cũng cảm thấy mình đã đóng góp một phần công sứcđể hoàn thiện công trình chung…

Ðược biết, có đượcnhững thành công trên, tất cả là nhờ vào biện pháp tuyên truyền và vận độnglinh hoạt của mỗi cán bộ thôn. Theo đó, trước khi triển khai một công việc gì,Ban tự quản thôn đã tổ chức bàn bạc và thống nhất chương trình thực hiện từ cácđoàn thể. Với những vấn đề phức tạp, khó hiểu thì thôn mời cán bộ xã trực tiếpxuống dự và giải thích để làm rõ rồi mới họp dân để trưng cầu ý kiến.

Mặt khác, khi thựchiện tuyên truyền, mỗi cán bộ thôn đã chia nhau phụ trách thông tin cho 5 hộdân trong cụm hiểu rõ, từ đó, làm điểm để lan rộng sang các hộ dân tiếp theo.Nhờ cách làm này, khi tổ chức họp dân, thôn không còn phải mất thời gian lýgiải hay thông báo nhiều lần, gây tranh cãi và khó thống nhất kế hoạch.

Bà Ðoàn Thị Ngọc Lan,một người dân trong thôn cho biết: “Nếu như trước đây, việc vận động nhân dântham gia đóng góp cùng Nhà nước triển khai một công việc nào đó thì thường mangtính áp đặt. Nhưng hiện nay, mọi việc đều được đem ra bàn bạc công khai, dânchủ, được nhân dân chủ động tổ chức bàn bạc và vận động các tổ chức, cá nhân cólòng hảo tâm cùng tham gia đóng góp”.

Cũng trong quá trìnhthực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, thông qua nguồn tin của quần chúng nhândân đóng góp đã giúp chính quyền phát hiện ra một số vụ việc sai trái trong mộtsố lĩnh vực để kịp thời ngăn ngừa…Mọi việc do thôn, xã triển khai đã tạo đượcsự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị của địa phương.

Bài, ảnh:Lê Dung

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tân Hòa phát huy vai trò làm chủ của dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO