Hiểm họa từ những cây cầu treo, cầu tạm ở Krông Nô

Đức Hùng-Phan Tuấn| 12/06/2014 09:35

Theo Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Krông Nô, hiện nay trên địa bàn huyện có 14 cầu treo nằm ở các xã Đắk Sôr và Nam Xuân.

ADQuảng cáo

Qua kiểm tra, hầu hết các cầu treo, cầu tạm này đều do nhân dân tự làm từ nhiều năm nay, không có hồ sơ thiết kế cũng như cơ sở khoa học để quy định, hướng dẫn tải trọng trên cầu và đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại, trở thành mối nguy đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

Đơn cử như cầu treo nằm ở thôn Đắk Thanh (Đắk Sôr), có chiều dài 48m, rộng 1,5m, được người dân ở đây tự làm đã nhiều năm nay, với kết cấu chỉ bằng 5 sợi cáp treo, neo, trụ và mặt cầu thì làm bằng gỗ. Qua nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, hư hỏng nặng do không có kinh phí tu bổ, sửa chữa thường xuyên; Mặt cầu bằng gỗ nhiều chỗ đã mục nát, chỉ cần có một người đi trên cầu là đã có cảm giác lung lay khá mạnh.

Hoặc như cây cầu treo ở thôn Nam Cao (Đắk Sôr) có chiều dài 42m, rộng 1,5m được nhân dân tự xây dựng từ nhiều năm nay. Hiện nay, các trụ gỗ, ván, dây cáp đã có nhiều chỗ hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

ADQuảng cáo

Cầu tạm ở  thôn Nam Cao, xã Đắk Sôr (Krông Nô) xuống cấp, không bảo đảm an toàn giao thông. Ảnh: Phan Tuấn

Dù biết không an toàn nhưng mỗi ngày hàng trăm người dân hai bên cầu vẫn phải qua lại. Nhất là vào mùa thu hoạch, người dân thường xuyên chở nông sản qua cây cầu này. Đã có một số trường hợp người dân khi qua cầu, nhất là vào buổi tối bị sa chân xuống các lỗ hổng trên mặt cầu, gây thương tích.

Theo ông Lê Sơn, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng, huyện Krông Nô cho hay: “Để khắc phục tình trạng này, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn và lắp đặt biển báo quy định về tải trọng cũng như khuyến cáo người dân khi qua cầu không được đi với số lượng nhiều người, chở hàng hóa hay nông sản lớn khi qua cầu. Đồng thời kiểm tra, phát hiện và khắc phục những hư hỏng của hệ thống cầu, đặc biệt là cầu treo. Tuy nhiên, những cách làm này chỉ mang tính đề phòng chứ khó đảm bảo về mặt an toàn giao thông. Từ thực tế việc, sửa chữa, nâng cấp những cây cầu treo, cầu tạm đảm bảo cho nhân dân đi lại, nhầt là trong mùa mưa lũ là điều hết thức cần thiết và cấp bách, nhưng hiện này do nguồn kinh phín hạn hẹp nên huyện cũng đã “bó tay”.

Cụ thể, trong năm 2014, huyện chỉ được bố trí 500 triệu đồng, trong khi đó theo các đơn vị tư vấn, thiết kế cầu thì để sửa chữa một cây cầu theo đúng tiêu chuẩn quy định thì nguồn kinh phí này chỉ đủ để làm một cây cầu.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiểm họa từ những cây cầu treo, cầu tạm ở Krông Nô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO