Giúp nông dân thoát nghèo - cách làm của Hội Nông dân Chư Jút

18/10/2010 10:08

Đầu năm 2004, toàn huyện Chư Jút có tới 592 gia đình hội viên Hội Nông dân thuộc diện nghèo thì sau 6 năm triển khai các mô hình thoát nghèo, đến nay giảm xuống còn 256 hộ...

ADQuảng cáo

Đầu năm 2004, toàn huyện Chư Jút có tới592 gia đình hội viên Hội Nông dân thuộc diện nghèo thì sau 6 năm triển khaicác mô hình thoát nghèo, đến nay giảm xuống còn 256 hộ.

ADQuảng cáo

Cách làm để giảm hộ nghèo của Hội Nôngdân huyện Chư Jút là thành lập mô hình tổ hội, câu lạc bộ ở cấp chi hội và cấpxã, thị trấn, tập hợp những hộ chuyên trồng trọt hoặc chăn nuôi các cây, conđặc thù có dịp chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất, đồngthời đây cũng chính là “kênh” chuyển giao khoa học kĩ thuật cho hộ nghèo. Theođó, từ chỗ ban đầu chỉ có một vài xã và thị trấn Ea T’ling thực hiện thí điểm,đến nay Hội Nông dân huyện Chư Jút đã có tới 62 tổ hội, 12 câu lạc bộ chănnuôi, bảo vệ thực vật và 3 tổ hợp tác… với hàng trăm gia đình hội viên thamgia.

Nói về cách giúp nông dân thoát nghèo ởđịa phương, ông Phạm Đức Vang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Jút cho biết:“Hô nghèo cần nhất đó là kinh nghiệm sản xuất từ thực tế. Bên cạnh được hưởng cácchính sách về vay vốn thì hộ nghèo, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số cònđược Hội hướng dẫn kĩ thuật theo cách “cầm tay chỉ việc”. Cán bộ Hội và nhữngnông dân sản xuất khá, giỏi của các thôn, buôn tham gia các tổ hội, câu lạc bộ,tổ hợp tác đã đến tận nhà giúp hộ nghèo lập kế hoạch sản xuất và làm mẫu trênnương rẫy, trong chuồng trại rất tỉ mỉ để bà con nắm bắt kĩ thuật trực tiếp.Tiếp tục đồng hành cùng bà con để thoát nghèo bền vững, Hội mong rằng thời giantới, chính quyền địa phương cần quan tâm đến hộ nông dân nghèo bằng những chínhsách cụ thể và thiết thực hơn, đồng thời phối hợp tốt hơn với Hội trong triểnkhai các chương trình. Vì hiện nay, phần lớn các chương trình về khuyến nông,khuyến ngư còn triển khai một cách chung chung, chủ yếu hỗ trợ, giúp đỡ về vốn,cây, con giống chứ còn thiếu nhiều mô hình nên gặp nhiều hạn chế. Theo tôi,huyện và tỉnh cần có sự phân công cán bộ có chuyên môn về chăn nuôi, trồng trọtđể phụ trách tại các xã hoặc cụm xã và gắn trách nhiệm cụ thể nhằm phát huy hiệuquả trong việc giúp bà con phát triển sản xuất”.

Thanh Nga

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giúp nông dân thoát nghèo - cách làm của Hội Nông dân Chư Jút
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO