Quản lý kinh phí sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam

Nguồn Chinhphu.vn| 01/10/2014 08:28

Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch quy định việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” theo Quyết định 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

ADQuảng cáo

Thông tư quy định rõ các nội dung chi sưu tầm tài liệu quý, hiếm bao gồm: Chi điều tra, thống kê tài liệu lưu trữ quý, hiếm; Chi thẩm định danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm; Chi sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm; Chi xử lý, sắp xếp khoa học tài liệu lưu trữ quý, hiếm sau khi sưu tầm; Chi thông tin, tuyên truyền về công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm như thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ quý, hiếm; Chi khen thưởng chủ sở hữu cung cấp tài liệu quý, hiếm; những cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm…

Về việc mua tài liệu lưu trữ quý hiếm, Thông tư nêu rõ, thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ sưu tầm tài liệu quyết định việc mua tài liệu có giá trị tối đa 50 triệu đồng/tài liệu; Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước quyết định việc mua tài liệu có giá trị từ trên 50 triệu đến 200 triệu đồng/tài liệu; Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc mua tài liệu từ trên 200 triệu đồng đến 1tỷ đồng/tài liệu.

Đối với những tài liệu có giá trị từ trên 1 tỷ đồng/tài liệu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

ADQuảng cáo

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014.

Đề án "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 644/QĐ-TTg với nội dung tài liệu sưu tầm gồm: Tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp về chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam; Tài liệu về hoạt động của bộ máy Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam; các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà tài liệu trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia không có hoặc có nhưng không đầy đủ; Tài liệu về nguồn gốc, quá trình phát triển phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; tài liệu về các cá nhân, gia đình, dòng họ có nhiều dấu ấn trong lịch sử Việt Nam.

Đề án được thực hiện từ năm 2012-2020.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý kinh phí sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO