Phát hành 5 đầu sách về nghiệp vụ công tác báo chí

Nguồn dangcongsan.vn| 23/06/2016 09:08

Nhân kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản và phát hành 5 đầu sách về nghiệp vụ công tác báo chí.

ADQuảng cáo

Theo đó, 5 cuốn sách gồm: “Luật Báo chí”, “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại”, “Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí: Thực tiễn và xu hướng phát triển”, “Biên tập báo chí”, “Phóng sự báo chí: Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm”.

Trong đó, cuốn “Luật báo chí” giới thiệu Luật báo chí số 103/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 5/4/2016 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017. Luật báo chí gồm 06 chương, 61 điều, trong đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật báo chí hiện hành.

ADQuảng cáo

Cuốn “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại” đề cập đến một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện nay, với mong muốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt và đa diện về những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Nội dung cuốn sách “Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí: Thực tiễn và xu hướng phát triển” cung cấp cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về báo chí hiện nay, giúp người đọc hiểu rõ bản chất của hoạt động báo chí và mỗi trang báo, số báo, chương trình phát thanh, truyền hình, thậm chí là một tác phẩm riêng lẻ cũng thấm đẫm mồ hôi, công sức, trí tuệ của những người làm báo. Bên cạnh đó, cuốn sách còn trình bày một cách toàn diện và đầy đủ nhất về bộ máy tòa soạn của các cơ quan báo chí, bao gồm tất cả các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình, hãng tin tức, báo mạng điện tử và cả xu hướng phát triển của báo chí.

Cuốn “Biên tập báo chí” nhằm phục vụ đối tượng chính là sinh viên báo chí, những người đang làm công tác biên tập tại các cơ quan báo chí, truyền hình, xuất bản. Nội dung cuốn sách sẽ trả lời cho bạn đọc các câu hỏi như: Những ai biên tập báo chí?; Vị trí và đặc điểm của công tác biên tập là gì?; Những loại lỗi phổ biến trên báo và các lỗi hi hữu, xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt; Những nguyên tắc khi biên tập; Người biên tập cần những tố chất gì để hoàn thành tốt công việc trong các tòa soạn đa phương tiện?; Những loại kiến thức biên tập viên phải có để phục vụ cho công việc; Những điều cần chú ý khi biên tập các chuyên đề Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Pháp luật, Thể thao... Đồng thời, cuốn sách cũng nói rõ quy trình xuất bản ở các tòa soạn báo, hay nói cách khác là con đường đi của một bài viết, từ bản thảo của phóng viên tới tờ báo trên tay bạn đọc hoặc các trang điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình.

Cuối cùng là cuốn “Phóng sự báo chí: Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm” cung cấp những kiến thức cơ bản về thể loại phóng sự báo chí như: Hoàn cảnh lịch sử ra đời và phát triển của phóng sự, các dạng phóng sự, các quan niệm khác nhau về thể loại phóng sự cũng như các đặc điểm của thể loại này; những tố chất cần có của người viết; sách còn dành nhiều trang đề cập tới cách vượt qua những khó khăn khi tác nghiệp trong thực tế và cách thể hiện để bài viết sinh động, cuốn hút; cả những vấp váp của tác giả và những đồng nghiệp để bạn đọc tham khảo, sau này tránh lặp lại.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát hành 5 đầu sách về nghiệp vụ công tác báo chí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO