Khả năng ứng biến – một nét văn hóa đặc sắc của người Việt

Đinh Hữu Niên| 11/07/2014 08:46

Khi bàn về khả năng “ứng biến” - một nét văn hóa của người Việt Nam, các nhà học giả đã đưa ra một hình ảnh, một biểu tượng khải quát triết lý đó là: nước.

ADQuảng cáo

Rõ ràng đây là một ý tưởng độc đáo, bởi nó đúng với cái nhìn sinh thái nhân văn mang đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam. Tính chất bán đảo của Việt Nam là nằm trọn trên bán đảo Đông Dương. Phía đông và phía nam tiếp giáp với biển Đông.

Với vị trí nằm giữa hai đại lục Nam Á và Đông Á, nơi hòa lưu sóng nước: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tính biển hay tính dân chài hòa cùng thung lũng, ruộng đồng lúa nước. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử đã thấm đẫm vào nền văn hóa sơ sử Đông Sơn, là nhân tố cơ cấu văn hóa Việt Cổ, Người anh hùng văn hóa Việt Cổ là từ nước (biển) mà đi lên, đó là Lạc Long Quân.

Đây là nét đặc biệt của không gian văn hóa cộng đồng, là sự đồng nhất về lãnh thổ và xã hội. Tức là từ nhà đến họ hàng, xóm làng, tới nước (quốc gia). Nước có đặc điểm không cố định, không cứng nhắc trong một hình dạng nào, nước cũng không câu nệ về hình thức, nó:

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”

Trong thực tế khi nhìn thấy dòng chảy người Việt Nam ta thấy không có gì mềm mại như nước, dù có vấp phải bao nhiêu vật cản. Song nó vẫn tìm được lối về nguồn, về (biển). Người Việt ta trong dặm dài lịch sử: “Hoạn nạn mới gây nổi nước, lo phiền mới đúc lên tài, khó khăn nhiều nên tư lự sâu… Cũng nhờ vậy mà bao tên đế quốc, các siêu cường muốn xâm chiếm, cản ngăn sự phát triển của nước Việt, cuối cùng chúng đều bị thất bại. Bởi:

ADQuảng cáo

“Nước chảy thì đá mòn”

Đó chính là nhờ sự ứng xử của người Việt: “Nhu thì thắng cương, yếu thắng mạnh, ít thắng nhiều, thô sơ thắng hiện đại…”. Đây là sự đúc kết của người Việt qua nghiệm sinh các thế hệ nối tiếp nhau. Chả thế, cơn cớ vận nước “Ngàn cân treo sợi tóc”, đầu năm 1946 Bác Hồ của chúng ta đi Pháp đã để lại tờ cẩm nang cho cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Bác của chúng ta giàu chữ nghĩa mà vẫn rất đậm chất dân gian, dân gian trong suy ngẫm “Nước chảy đá mòn”. Như vậy cái cốt lõi là con người, ở tấm lòng trung trinh, bất biến.

“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn”

Khi nhận xét về Việt Nam trong thời kỳ chống giặc phương Bắc và hai cuộc kháng chiến đánh đuổi hai tên đế quốc lớn nhất thời đại đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. một học giả người Mỹ cho rằng: “Bản sắc văn hóa Việt Nam ví như cây gậy tre, nhìn bề ngoài thấy nó phủ một lớp sơn tây (sơn dầu mỏng), cạo lớp sơn ấy đi thì thấy phủ một lớp sơn then (sơn mài) - (sơn tàu), cạo tiếp lớp sơn ấy đi nữa thì lộ ra cốt lõi cây tre đực Việt Nam”.

Đây là một ví von hay của một luận lý đúng. Bởi lẽ, cây gậy tre thì quả là một biểu tượng cổ truyền. Từ cây gậy tre của Phù Đổng Thiên Vương đánh tan giặc Ân, đến cây tầm vông đánh thắng thực dân Pháp, đến cây gậy Trường Sơn đánh thắng đế quốc Mỹ thì quả thực thế giới này chỉ ở Việt Nam ta mới có. Tre chống lại sắt thép của kẻ thù, nhưng tre cũng có thể uốn hoặc chẻ nan đan nón ba tầm cho các cô gái đi hội hát giao duyên, rồi cũng chẻ ra làm lạt, mà lạt càng mềm thì buộc càng chặt.

Vậy bản sắc văn hóa Việt Nam là biến ứng biến sao cho đạt được kết quả cao nhất trong cuộc sống, đó là: biết nhu, biết cương, biết công, biết thủ, biết “trông trời, trông đất, trông mây…”. Rồi tùy thời mà chiến đấu, mà làm ăn, mà sinh sống theo hệ chuẩn mực: “Nhất thì nhì thực” tức là khả năng ứng biến của con người Việt Nam, của lối sống Việt Nam cho phù hợp để đạt được kết quả cao nhất. Cho nên (theo cảm nhận) ứng biến là một nét văn hóa Việt Nam hay đó là bản chất của người Việt Nam ta.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khả năng ứng biến – một nét văn hóa đặc sắc của người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO