Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong thanh thiếu niên

03/11/2011 10:20

Ma túy, mại dâm là một trong những con đường dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. Đại dịch này đang được cả thế giới tập trung ngăn chặn nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan của nó đối với cộng đồng...

ADQuảng cáo

Ma túy, mại dâm là mộttrong những con đường dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. Đại dịch này đang được cả thếgiới tập trung ngăn chặn nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan của nó đối với cộngđồng. Đến nay Việt Namđã tròn 20 năm đương đầu và đối phó với đại dịch HIV/AIDS. Tại Việt Nam, theoCục Phòng chống HIV/AIDS  (Bộ Y tế) thì số ca nhiễm HIV mới là 13.800 vàhiện có gần 184.000 người nhiễm HIV/AIDS còn sống. Dự báo, mỗi năm tới sẽ tăngthêm 15.000 ca nhiễm mới và đến năm 2015 có khoảng 300.000 người nhiễm HIV. Tạitỉnh Đắk Nông, lũy tích nhiễm HIV từ năm 1993 đến 31-12-2010 là 435 trường hợp,trong đó 137 trường hợp AIDS và 92 trường hợp đã tử vong.

Trên thế giới, 45% trong số người mớinhiễm HIV/AIDS mỗi năm là thanh niên. Trung bình, khoảng 2.500 thanh niên dưới30 tuổi bị nhiễm mới mỗi ngày nhưng 2/3 trong số họ không ý thức được nguy cơnày; đồng thời người bị nhiễm HIV/AIDS luôn có thái độ mặc cảm, vì thế họ gặpkhó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Theo điều tra quốc gia lần thứ 2 vềthanh niên và vị thành niên Việt Nam năm 2010 cho thấy chỉ có 42,5% thanh thiếuniên trong độ tuổi 15 – 24 có hiểu biết toàn diện về đường lây truyền của HIV,cách xa so với mục tiêu quốc gia là 95% vào năm 2010. Trong khi đó, dịch HIV ởViệt Namtập trung phần lớn trong các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao.



Phòng GD-ĐTthị xã Gia Nghĩa tham gia Hội thi tuyên truyền phòng chống ma túy.Ảnh:N.H

ADQuảng cáo


Tháng Hành động quốc gia phòng, chốngHIV/AIDS năm 2011 (từ ngày 10.11 – 10.12.2011) với chủ đề “Hướng tới không cònngười nhiễm mới HIV”, nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hànhvi tự phòng tránh lây nhiễm HIV và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc vàđiều trị HIV/AIDS. Thông điệp của Tháng hành động đã rõ ràng, đặc biệt chútrọng đến công tác truyền thông làm thay đổi hành vi tự phòng tránh lây nhiễmHIV, giúp người có HIV tiếp cận các dịch vụ, được chăm sóc và điều trị. Do vậy,trong công tác tuyên truyền, cần chú trọng làm rõ vai trò của những người nhiễmHIV, đặc biệt trong việc thực hiện “4 tự” trong công tác phòng, chống HIV/AIDSbao gồm: tự tin, tự giác, tự lập và tự công khai danh tính. Việc phát hiện,động viên và nêu gương người có HIV tự nguyện thực hiện phong trào “4 tự” sẽhuy động được sự tham gia và phát huy vai trò của những người nhiễm HIV, ngườithân và cộng đồng xã hội trong hoạt động phòng, chống HIV và các hoạt động cóích cho xã hội.

Một nghiên cứu cho thấy công tác tuyêntruyền thời gian qua đã tạo ra tâm lý lo sợ, khiếp đảm với HIV/AIDS đến mứckhiến cho người sống chung với HIV/AIDS bị kỳ thị và nguy cơ rủi ro rất cao.Đối với thanh thiếu niên, đây là đối tượng dễ bị tổn thương, do đó việc tuyêntruyền lại càng phải được tập trung cùng với việc cung ứng nhiều dịch vụ hỗtrợ. Cần cung cấp rộng rãi các dịch vụ thân thiện với thanh thiếu niên tronglĩnh vực giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về HIV, tư vấn và xétnghiệm tự nguyện, trợ giúp pháp lý, chăm sóc sức khỏe tình dục, sức khỏe sinhsản và HIV. Thực tế chỉ ra, chỉ có đổi mới về phương pháp, hình thức theo hướngđa dạng hóa, thân thiện và gần gũi thì mới tăng khả năng thu hút, tập hợp. Thayđổi cách thông tin, coi HIV cũng là một căn bệnh, không phải tệ nạn xã hội,người nhiễm HIV vẫn sống bình thường và không gây hại cho cộng đồng nếu biếtcách phòng ngừa. Trong tuyên truyền về HIV/AIDS chú trọng hướng tới yếu tố tíchcực, từ đó giúp cộng đồng có cái nhìn bình đẳng, thân thiện, tránh sự kỳ thị,phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng và chuyểntải được các thông điệp về HIV/AIDS tới thanh thiếu niên đúng đích, khoa học vàđầy tinh thần nhân văn. Người nhiễm HIV không phải là những người bị trừng phạtvà bị lên án. Họ cần được chia sẻ và cảm thông!

Thùy Dung

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong thanh thiếu niên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO