Trang phục truyền thống của các dân tộc Nam Tây Nguyên

20/10/2011 09:00

Nam Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc bản địa như Êđê, M’nông, Mạ, Kơ Ho, Xtiêng... Các tộc người nơi đây còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa nguyên sơ, đầy chất nhân văn...

ADQuảng cáo

Nam Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời củanhiều dân tộc bản địa như Êđê, M’nông, Mạ, Kơ Ho, Xtiêng... Các tộc người nơiđây còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa nguyên sơ, đầy chất nhân văn. Di sản văn hóatruyền thống của các dân tộc chứa đựng những giá trị độc đáo và khá đa dạngtrên cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Dấu ấn văn hóa đó được thểhiện khá rõ nét trong trang phục truyền thống, thể hiện bản sắc tộc người.



Trang phục của người Mạ ở Lâm Đồng.Ảnh: Tấn Vịnh


Nét chung nhất trong trang phục truyềnthống các dân tộc Nam Tây Nguyên nói chung là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầuhoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy, bên cạnh đó được điểm xuyết thêm mộtsố trang sức làm đẹp trên cơ thể theo quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc. NgườiM’nông có chiếc váy nữ xanh màu lá rừng; bộ khố áo nam hùng dũng mang dáng dấpcủa trang phục chiến binh thời xưa. Nét độc đáo của tộc người này là trang sứcvòng ống chân, vòng ống tay, đeo khuyên tai làm bằng ngà voi và làm đẹp cho đầutóc một cách cầu kỳ với nhiều loại trang sức phụ kèm. Người già M’nông có áo rhắp,chiếc khăn rbay nghiêm trang, là trang phục không thể thiếu của các thủlĩnh ngày xưa. Người Mạ và người Kơ Ho có chiếc áo chui đầu nền trắng của bôngvải ban sơ nhưng lại nổi lên những dải hoa văn chỉ màu với những hình khối, môtíp bắt mắt. Nét độc đáo của trang phục Nam Tây Nguyên luôn đi kèm nhiều móntrang sức quý giá như vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng nhiều chất liệu khác nhaunhư mã não, đá, đồng, bạc, ngà, xương, nanh thú, tre, nứa... Chúng góp phần tônvẻ đẹp trang phục, tạo nên đặc điểm, sắc thái tộc người. Trang phục các dân tộcnơi đây mang nét hoang sơ, bảo lưu nhiều yếu tố cổ xưa, nhất là các loại hìnhtrang phục choàng quấn khố, tấm choàng và đồ trang sức như đeo vòng đồng ở cổchân, cổ tay, cắm lông chim trên đầu giống như cư dân Đông Sơn trước đây.


Trang phục của người Mạ ở Đắk Nông. Ảnh: T.B


ADQuảng cáo

Việc nâng niu, giữ gìn, phục hồi, pháttriển nghề dệt và trang phục cổ truyền các dân tộc thiểu số là một công việccần quan tâm, khẩn trương và quan trọng không kém gì việc sưu tầm, nghiên cứu,gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa khác như sử thi, lễ hội, nghệ thuật dângian. Từ giữa năm nay, Ủy ban Dân tộc đã phát động cuộc thi trình diễn trangphục truyền thống ở các tỉnh, thành trên cả nước để tuyển chọn những thí sinhtiêu biểu dự thi cấp quốc gia vào tháng 11 tới. Mỗi thí sinh thi thể hiện bộtrang phục truyền thống, trang phục ngày thường, ngoài ra họ còn chứng tỏ trướcHội đồng giám khảo về năng khiếu biểu diễn nghệ thuật dân tộc, khả năng ứng xửcủa mình. Hiện nay, để chuẩn bị cho cuộc giao lưu văn hóa lớn, nhiều tỉnh,thành trong nước đang vào vòng sơ tuyển để chọn ra những thí sinh đại diện chodân tộc, làng bản của mình tham gia cuộc thi. Các em học sinh, sinh viên, thanhniên thuộc các dân tộc thiểu số đang hào hứng, sẵn sàng cho cuộc trình diễntrang phục qui mô lớn với các dân tộc anh em ở khắp miền đất nước tại Hà Nội.

Cuộc thi này thể hiện sự tôn vinh vẻ đẹpcủa trang phục truyền thống các dân tộc anh em. Qua cuộc thi tạo cho thế hệtrẻ, thanh niên các dân tộc nhận thức về vai trò của trang phục trong sinh hoạtvăn hóa truyền thống, nhất là lễ hội dân gian. Chúng ta không chỉ khuyến khíchbằng thi thố trình diễn trang phục trên sân khấu mà cần có những việc làm thiếtthực hơn để bảo tồn, phát huy loại hình văn hóa tiêu biểu này. Nhiều địa phươngđã nỗ lực trong việc nghiên cứu, sưu tầm và phát huy trang phục truyền thốngdân tộc, tổ chức cuộc thi dệt thổ cẩm, sáng tạo, thiết kế các mẫu hoa văn trangphục. Trân trọng và vinh danh các nghệ nhân làng nghề dệt - những người trồngbông, dệt vải, kéo sợi, sáng tạo ra các kiểu dáng trang phục, màu sắc, hoa văn,làm đẹp cho cộng đồng dân tộc mình. Ngoài việc nghiên cứu cải tiến, cần bảo tồnkhung dệt cổ truyền Tây Nguyên, loại khung dệt đơn sơ nhưng tạo ra những tấmváy, chiếc khố, tấm áo choàng, chiếc khăn, thắt lưng, dây buộc tóc...đặc hữuNam Tây Nguyên. Các trường dạy nghề thanh niên dân tộc, trường dân tộc nội trúcũng đã khuyến khích học sinh sử dụng trang phục truyền thống trong khi lên lớphoặc những dịp lễ hội. Đặc biệt, trong các lễ hội văn hóa - thể thao các dântộc miền núi cấp tỉnh, cấp khu vực đều không thể thiếu việc tôn vinh sắc phụcdân tộc bằng những cuộc thi người đẹp các dân tộc trình diễn trang phục truyềnthống.


Trang phục của người M’nông. Ảnh: Tấn Vịnh


Trang phục, trang sức của các dân tộc làsản phẩm sáng tạo văn hóa đặc sắc của các dân tộc, thể hiện bản sắc tộc người.Giữ gìn trang phục truyền thống là một việc làm quan trọng, cần thiết để bảotồn, phát triển tính đa dạng văn hóa của các dân tộc. Tổ chức cuộc thi trangphục truyền thống dân tộc ở cấp tỉnh và cấp quốc gia là những cơ hội tốt để tônvinh văn hóa trang phục của các dân tộc, góp phần giữ gìn sắc hoa tươi đẹp choquê hương, bản làng.

Tấn Vịnh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trang phục truyền thống của các dân tộc Nam Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO