Phòng, chống bạo lực học đường: Cần theo hướng linh hoạt, đa dạng, phong phú

16/09/2013 09:12

Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức, song theo Sở Giáo dục và Ðào tạo thì tình trạng bạo lực trong học đường, học sinh vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây...

ADQuảng cáo

Mặc dù chưa có con sốthống kê chính thức, song theo Sở Giáo dục và Ðào tạo thì tình trạng bạo lựctrong học đường, học sinh vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng trongnhững năm gần đây. Ðể ngăn chặn tội phạm và bạo lực học đường một cách hiệuquả, ngoài trách nhiệm của gia đình, xã hội, bản thân ngành Giáo dục cũng đangtiếp tục đổi mới các hình thức phòng ngừa theo hướng đa dạng, có chiều sâu.

Xác định mục tiêu giáodục toàn diện, hầu hết các đơn vị trường học thời gian qua đã xây dựng nội quycơ quan, quy chế bảo vệ an ninh, trật tự, tổ chức cho học sinh, sinh viên kýcam kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, không thử, không sử dụng matúy. Các hoạt động tuyên truyền khác cũng được tổ chức nhằm hạn chế thấp nhấtbạo lực, vi phạm pháp luật xảy ra đối với học sinh trong và ngoài trường học.

Cụ thể, hoạt độngtuyên truyền, nâng cao nhận thức chấp hành luật pháp cho học sinh được gắn trongchương trình học chính khóa và ngoại khóa với 4 chủ đề trọng tâm như: trườnghọc không bạo lực; không ma túy; phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi vị thànhniên và chung tay phòng, chống tội phạm học đường. Tùy vào điều kiện thực tiễn,những chủ đề trên được các trường lồng ghép vào các tiết học đạo đức; phổ biếntrong giờ chào cờ đầu tuần hoặc mời các chuyên gia về nói chuyện chuyên đề; tổchức các cuộc thi viết, thi hùng biện, vẽ tranh về các chủ đề phòng, chống tộiphạm cho học sinh các cấp.

Ðiển hình như trongnăm học 2012-2013, ngành Giáo dục đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh về chủ đề “Chungtay phòng, chống tội phạm học đường” cho học sinh khối THCS. Kết quả là đã cóhơn 1700 học sinh tham gia, trong đó có nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao, thểhiện vai trò, trách nhiệm và nhận thức sự quan tâm của đối tượng tham gia cuộcthi về lĩnh vực này.

ADQuảng cáo

Chỉ tính trong năm họcvừa qua, toàn ngành đã phát động, tổ chức hàng chục cuộc thi, đợt sinh hoạtngoại khóa liên quan đến chủ đề phòng, chống bạo lực, tội phạm trong học đường.Hầu hết các đợt tổ chức đều được đông đảo học sinh tham gia sôi nổi, có tráchnhiệm, tạo được sức lan tỏa rộng khắp.

Bên cạnh giáo dục trựctiếp cho học sinh, các trường học cũng đã đưa nội dung này vào những đợt họpphụ huynh đầu năm và giữa năm học để quán triệt, tuyên truyền và vận động giađình phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Theo ông Nguyễn VănHòa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo thì năm học 2013-2014 và những nămtiếp theo, cùng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trước đây, ngành Giáodục tỉnh cũng đang nghiên cứu, đưa vào một số mô hình hoạt động phòng, chốngbạo lực, vi phạm pháp luật học đường mang tính đột phá theo hướng linh hoạt, đadạng, phong phú.

Ðơn cử như Sở đangnghiên cứu để triển khai thí điểm mô hình thành lập hội đồng tư vấn trong nhàtrường. Hội đồng này có nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt diễn biến tâm lý, tâm tư,nguyện vọng của học sinh để phân nhóm, kịp thời động viên, tư vấn pháp luật,giải tỏa tâm lý đối với những học sinh cá biệt, có nguy cơ vi phạm pháp luậtcao.

Ngoài ra, ngành cũngsẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa năng lực hoạt động cho tổng phụ trách đội ở cáctrường học. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 239 tổng phụ trách đội, nhưng nănglực hoạt động chưa đồng đều vì kỹ năng, kiến thức còn hạn chế. Vì thế, việc tổchức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng, kiến thức cho lực lượng này cần đượctổ chức thường xuyên hơn. Ðây chính là những “hạt nhân” trong các phong trào,trong đó có công tác phòng, chống tội phạm và bạo lực học đường để góp phần hạnchế thấp nhất tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, xây dựng một môi trườngtrường học lành mạnh.

Hà An

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng, chống bạo lực học đường: Cần theo hướng linh hoạt, đa dạng, phong phú
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO