Phát triển công trình thủy lợi vừa và nhỏ ở Krông Nô: Giúp nông dân tập trung đầu tư thâm canh hiệu quả

05/11/2012 14:20

Qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 12/2006/NQ-HÐND của HÐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, đến nay, Krông Nô đã đầu tư xây dựng được 8 công trình, góp phần tạo điều kiện giúp nông dân tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Qua 6 năm thực hiện Nghị quyết12/2006/NQ-HÐND của HÐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, đến nay, KrôngNô đã đầu tư xây dựng được 8 công trình, góp phần tạo điều kiện giúp nông dântập trung đầu tư thâm canh, áp dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiếnvào sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn,thời gian qua, các công trình thủy lợi sau khi bàn giao đưa vào sử dụng đã pháthuy được hiệu quả thiết thực. Cụ thể, từ năm 2006 đến nay, diện tích sản xuấtlúa nước 2 vụ của huyện được nâng lên từ 1.317 ha lên trên 2.000 ha, diện tíchngô lai vụ đông xuân từ 914 ha lên 1.929 ha. Ðối với cây công nghiệp dài ngàynhư cà phê, hồ tiêu… nhờ có các công trình thủy lợi, các ao hồ do người dân tựđào, khai thác nguồn nước ngầm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nguồn nước tướicủa nông dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng diện tích gieo trồngdo chủ động được nguồn nước tưới nên hệ số sử dụng đất từ 1,2 lần năm 2006, đếnnay đã đạt 1,39 lần.

Có thể nói, các công trình thủy lợiđưa vào khai thác đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư thâm canh, ápdụng hiệu quả các biện pháp khoa học kỹ thuật đưa năng suất cây lúa nước từ4,89 tấn/ha năm 2006, đến nay tăng bình quân 6,8 tấn/ha, có địa phương thâmcanh tốt đã đạt trung bình 7-8 tấn/ha như các xã Ðắk Nang, Ðức Xuyên, BuônChoáh, Nâm N’đir… Ðối với cây ngô lai, năm 2006, năng suất cây ngô mới chỉ đạt5,6 tấn/ha, đến nay, năng suất ngô bình quân toàn huyện đã đạt ngưỡng 7,5tấn/ha. Mặt khác, các công trình thủy lợi còn giữ vai trò quan trọng trong việctích trữ nước phục vụ sản xuất trong suốt mùa khô, đồng thời làm tốt nhiệm vụ điềutiết nước, giảm bớt dòng chảy khi mưa lớn và tập trung khắc phục một phần tìnhtrạng úng lũ cục bộ tại địa phương.

Ngoài một số công trình được đầu tưở vùng có diện tích đất sản xuất lớn, đầu tư thâm canh cao thì một số côngtrình thủy lợi vùng đồng bào dân tộc thiểu số như công trình Buôn Dơng và BuônLang, xã Quảng Phú và một vài nơi khác đã giúp cho đồng bào đẩy mạnh thâm canhcây lúa nước, giải quyết lương thực tại chỗ, góp phần xóa đói, giảm nghèo chobà con.

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thìtùy theo điều kiện của mỗi địa phương, trong những năm trước đây, có xã đãthành lập tổ chức quản lý điều tiết sử dụng nước theo hình thức hợp tác xã thủynông như xã Buôn Choáh, Quảng Phú, một số xã còn lại thành lập tổ thủy nông nhưNam Ðà, Ðắk Nang, Ðức Xuyên… Ðến nay, phần lớn các đơn vị này đã giải thể đểchuyển giao công việc quản lý, vận hành các công trình thủy lợi cho Công tyTNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ðắk Nông.

Dù được quản lý dưới hình thức nào,các đơn vị vẫn ý thức được là công trình thủy lợi vẫn giữ một vai trò quantrọng đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đơn vị được giao quản lý đã nỗ lựcđiều hành, đảm bảo các công trình đáp ứng nhu cầu tưới của người dân. Cùng vớiviệc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, địa phương còn tiến hành thực hiệnkiên cố hóa một số tuyến kênh mương nhằm đảm bảo lượng nước không bị thấtthoát, gây lãng phí, nhất là ở những vị trí chân ruộng xa nguồn nước trong mùakhô.

Từ năm 2007-2010, huyện đã đầu tư bêtông hóa được gần 36 km kênh chính và kênh nội đồng, đạt 75% tổng chiều dàikênh mương trên toàn hệ thống kênh tưới của huyện. Hiện nay, các tuyến kênhmương nội đồng ở các xã <_st13a_place w:st="on"><_st13a_city w:st="on">Ðắk Nang, <_st13a_country-region w:st="on">Nam Ðà và QuảngPhú cơ bản đã hoàn thành.

Cũng theo Phòng Nông nghiệp-PTNThuyện thì nhìn chung các công trình thủy lợi đã đầu tư trên địa bàn huyện làphù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuấtnông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì việctriển khai đề án phát triển thủy lợi nhỏ trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại mộtsố hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ. Trong đó, một số công trình triển khai chậmdo vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng như thủy lợi xã Ðắk Drô, trạm bơm ÐắkRền, thủy lợi Buôn Lang, xã Quảng Phú…

Ngoài ra, một số công trình thủy lợinhỏ đã được đầu tư đưa vào sử dụng nhưng chưa thật sự phát huy hiệu quả nhưthủy lợi Ðắk Mhang, xã Nâm Nung, do chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vậnđộng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sản xuất phát huy hiệu quả công trình.Mặt khác, nhiều công trình thủy lợi chưa thực hiện tốt khâu bảo vệ thân đập bịrò rỉ, kênh mương bị bồi lấp, bờ kênh bị đào đắp xói lở, gây lãng phí, mất antoàn; nhiều cửa van điều tiết nước bị hư hỏng không kịp thời sửa chữa gây khókhăn cho vận hành và tình trạng rò rỉ, lãng phí nước diễn ra khá phổ biến ởnhiều xã.

Trước thực tế đó, huyện Krông Nô đãyêu cầu các xã nâng cao năng lực, xây dựng chương trình phối hợp với đơn vịquản lý, khai thác các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo khai thác nguồn nước từcông trình có hiệu quả cao. Ðồng thời, huyện cũng tổ chức triển khai tốt côngtác duy tu bảo dưỡng đối với các công trình xuống cấp.

Văn Tâm

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển công trình thủy lợi vừa và nhỏ ở Krông Nô: Giúp nông dân tập trung đầu tư thâm canh hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO