Nhân Ngày thơ Việt Nam (15 tháng Giêng): Nhìn lại đội ngũ những người làm thơ ở Đắk Nông

17/02/2011 08:31

Văn học nói chung và thơ nói riêng là loại hình nghệ thuật quan trọng không thể thiếu được trong kết cấu văn hóa cũng như trong việc hưởng thụ về giá trị tinh thần của đời sống xã hội...

ADQuảng cáo

Văn học nói chung và thơ nói riêng là loại hình nghệthuật quan trọng không thể thiếu được trong kết cấu văn hóa cũng như trong việchưởng thụ về giá trị tinh thần của đời sống xã hội. Dù ở thời kỳ phát triển nàocủa xã hội, thì văn học – trong đó có vai trò của thơ ca đã trở thành vũ khíhữu hiệu, với thiên chức là hướng con người đến với mục đích: Chân – Thiện –Mỹ.

ADQuảng cáo

Sáng tác văn học nghệ thuật nói chung và sáng tác thơnói riêng là một hoạt động xã hội tự nguyện. Ở tỉnh ta, lực lượng sáng tác thơtrong ngành Giáo dục được coi là tiềm năng, thì một lực lượng khác rất đa dạng,đó là những cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, lao động đang công tác ởcác sở ban ngành, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Đó là các cây bút như: VõPhước, Nguyễn Đình Nghĩa, Lê Khắc Ghi, Hà Văn Hoa, Vi Lập Công, Huy Bình. Sauđó có thêm các tác giả xuất hiện là Đường Hồng Thắng, Nhật Thư, Nguyên Lan,Ngọc Ký… Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng số anh chị em vừađiểm như trên, họ vẫn âm thầm và trăn trở để có những bài thơ, truyện ngắn đăngtrên báo, tạp chí trong và ngoài tỉnh. Họ là những người yêu thơ và đam mê vớisáng tác thơ nên mặc dù trong hoàn cảnh thế nào đi nữa, đóng góp của họ đángđược trân trọng và cần động viên, khích lệ.

Sẽ là khiếm khuyết nếu không điểm đến một lực lượnglàm thơ nữa mà bất cứ ở một tỉnh, thành phố nào cũng có. Họ đóng một vai tròlàm phong phú thêm cả về lực lượng cũng như về đề tài, nhất là đề tài mang tínhgiai đoạn lịch sử, về quá khứ, về quê hương đất nước – đặc biệt là chiến tranhcách mạng. Đó là những người làm thơ thuộc lớp Người cao tuổi. Từ nhiều nămnay, người yêu thơ và làm thơ tuổi cao niên ở các huyện Đắk R’lấp, Krông Nô,Đắk Mil, thị xã Gia Nghĩa đã tự tạo cho mình một sân chơi thơ trong số các hoạtđộng của các Hội người cao tuổi. Thị trấn Đắk Rồ (Krông Nô) có hẳn một câu lạcbộ Thơ, được Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện bảo trợ. Huyện Đắk R’lấp có cácxã: Nhân Cơ, Nhân Đạo, Đắk Wer cũng có nhóm các cụ yêu thơ thường xuyên hoạtđộng. Gần đây Hội Người cao tuổi huyện Đắk Mil đã đưa câu lạc bộ Thơ vào hoạtđộng đúng vào dịp Ngày Thơ Việt Namlần thứ 9 – Đêm Thơ Nguyên Tiêu tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi huyện…

Các nguồn lực lượng sáng tác Thơ của Đắk Nông như vừanêu trên là rất đáng trân trọng, tuy nhiên trong số họ không ít người chữnglại, viết cầm chừng không đều đặn, có người rất lâu rồi không xuất hiện. Một sốcây bút Thơ được coi là viết chỉn chu, có nghề như Tư Minh Khánh, Lê Khắc Ghi,Hà Văn Hoa, Võ Phước, Đường Hồng Thắng, Nhật Thư… thi thoảng xuất hiện trên Tạpchí Nâm Nung và các tập san trong tỉnh, nhưng lặp đi lặp lại những cái tên tácgiả đã nhắc chúng ta một điều về sự đơn điệu về đội ngũ làm thơ của một vùngđất. Trong khi đó, số lượng cán bộ trẻ đã học qua các trường thuộc lĩnh vực xãhội nhân văn (trong đó có ngành ngữ văn, báo chí) đã về Đắk Nông là rất đông;cộng với tiềm năng phong phú về đề tài ở một vùng đất mới để các cây bút sángtác thơ văn thỏa sức khai thác lại không được như mong muốn – nghĩa là ngườisáng tác thơ quá ít ỏi và đề tài còn hạn hẹp về không gian, thời gian. Có lẽtrong một dịp nào đó chúng ta cần sự bàn thảo về vấn đề này để tìm một giảipháp cho hoạt động sáng tác văn học nói chung và Thơ nói riêng ở Đắk Nông.

Nhưng trước hết, để có một môi trường và không gianriêng cho Thơ – hay nói một cách khác: sân chơi cho Thơ thì cần một vài yếu tốsau đây: đó là phải có những cuộc giao lưu, tọa đàm để những người sáng tác Thơtrao đổi về chuyên môn, về “bếp núc văn chương” với nhau. Trong một không giannhỏ, chưa cần đến hội thảo, hội nghị – có khi chỉ dăm bảy cây bút Thơ ngồi vớinhau cũng có thể mở ra được một vấn đề hữu ích cho sáng tác. Quy mô hơn mộtchút, nên có hoạt động câu lạc bộ cho những người làm thơ và công chúng yêuthơ. Điều này Hội Văn học Nghệ thuật làm trung tâm, chủ xướng, có các ngành Vănhóa, Giáo dục tham gia và các cộng tác viên là hội viên văn học của Hội làm hạtnhân.

Khác với việc tạo ra sản phẩm vật chất, Thơ cần sựbùng cháy của con tim và cái tài năng vốn có cùng với thế giới quan, nhân sinhquan mà bản thân người làm thơ suốt đời phấn đấu. Đó là VỐN TỰ CÓ của nhà thơ.Thứ nữa, các tác giả cần tích lũy vốn sống, kinh nghiệm, đi thực tế nhiều mớiphát hiện, thu nạp được những điều bổ ích từ cuộc sống. Những chi tiết hết sứcđời thường nhưng với cách nhìn và tư duy của người nghệ sỹ thì những thứ tưởngnhư rất bình thường đó có thể trở nên sống động đầy thú vị. Chung quy lại, ĐI –ĐỌC – VIẾT là việc thường xuyên đối với người viết. Bởi vậy, muốn có đội ngũthơ đông đảo và những tác phẩm hay, trên hết vẫn cần một phương pháp để tạo“sân chơi” cho họ, để thơ thực sự đóng góp vào đời sống xã hội, vào công cuộcđổi mới hôm nay.

 Lê Tiến Dị

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân Ngày thơ Việt Nam (15 tháng Giêng): Nhìn lại đội ngũ những người làm thơ ở Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO