Thu hồi gần 2.000 ha đất rừng của doanh nghiệp để lấn chiếm

Bảo Ngọc| 10/07/2017 10:48

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định 1041/QĐ-UBND do đồng chí Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký ngày 23/6/2017 chỉ đạo thu hồi gần 2.000 ha đất rừng của các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng và công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Đức đang bị người dân lấn chiếm, giao về địa phương quản lý.

ADQuảng cáo

Trong đó, 4 đơn vị bị thu hồi đất gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kiến Trúc Mới (679,3 ha); Công ty TNHH Thương mại, Đầu tư Long Sơn (751,9 ha), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 59 (434,7 ha) và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (130 ha).

Trong số 4 công ty này, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 59 bị thu hồi toàn bộ diện tích; Công ty TNHH Thương mại, Đầu tư Long Sơn đang bị điều tra do xảy ra tranh chấp đất với người dân dẫn đến vụ nổ súng vào cuối tháng 10/2016 khiến 19 người thương vong.

ADQuảng cáo

Diện tích đất bị thu hồi là một phần diện tích được UBND tỉnh Đắk Nông giao cho các đơn vị này thuê để thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, diện tích này đang bị người dân lấn chiếm canh tác và các công ty không có khả năng xử lý nên tự nguyện trả về địa phương để bố trí sử dụng.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT và các đơn vị liên quan xác định mốc giới thu hồi và giao đất, giao rừng trên thực địa; thu hồi, điều chỉnh quyết định cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉnh lý hồ sơ địa chính của các công ty bị thu hồi đất theo quy định.

Sau khi thu hồi, giao diện tích đất này cho UBND huyện Tuy Đức quản lý, bố trí sử dụng phù hợp quy định của pháp luật. Huyện Tuy Đức có trách nhiệm quản lý đúng ranh giới, diện tích đất được giao, tiến hành rà soát, xây dựng phương án bố trí dân cư phù hợp; sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch của địa phương và quy định của pháp luật.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thu hồi gần 2.000 ha đất rừng của doanh nghiệp để lấn chiếm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO