Nông sản “mỏi mắt” chờ... thương hiệu

Kinh tế - Ngày đăng : 09:37, 06/01/2011

Mặc dù tỉnh ta có không ít loại nông sản như cà phê, hồ tiêu, khoai lang được nhiều người biết đến, nhưng để gắn cho nó “tên-tuổi” cụ thể thì đến giờ vẫn chưa thấy làm...

Mặc dù tỉnh ta có khôngít loại nông sản như cà phê, hồ tiêu, khoai lang được nhiều người biết đến, nhưngđể gắn cho nó “tên-tuổi” cụ thể thì đến giờ vẫn chưa thấy làm. Trong lúc chờcác ngành chức năng, địa phương xây dựng thương hiệu cho các loại mặt hàng trênthì nông dân vẫn phải cắn răng chấp nhận bán xô nông sản với giá “bèo” chỉ vìhàng hóa không được gắn nhãn mác.


Nông dân thôn4, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) được mùa khoai lang Nhật Bản.Ảnh: Ngọc Tâm

Nông sản nội “cõng” mácngoại

Theo thống kê, mỗi năm nông dân xã ĐắkBúk So (Tuy Đức) canh tác từ 800-900 ha khoai lang Benzen, với chất lượng vànăng suất không nơi nào sánh được. Tuy vậy, điều đáng buồn, để vươn ra được thịtrường nước ngoài, sản phẩm khoai lang Đắk Búk So phải qua các “đầu nậu” gắncho thương hiệu của khoai lang Lâm Đồng. Các thương lái nơi đây cho biết, sở dĩphải phụ thuộc vào điều đó là vì sản phẩm của bà con hiện chưa có tên tuổi trênthị trường tiêu thụ nên bị “lép vế” ngay tại sân nhà chứ chưa nói đến xuấtkhẩu. Ông Lê Văn Bảy ở thôn 4, xã Đắk Búk So đã gắn bó nhiều năm với cây khoailang, tâm sự: “Năm 2009, tôi sang huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) mua giống khoailang cao sản về trồng thì thấy thật bất ngờ, cũng cùng một loại giống như vậy,nhưng ở Đắk Búk So cho năng suất đạt đến 30 tấn/ha, cao hơn tại chính “quêhương” của nó 1 tấn và gấp 1,5 lần so với năng suất giống khoai sử dụng lâungày ở địa phương. Ngoài năng suất thì chất lượng khoai lang trồng ở đây còn cómùi thơm đặc trưng nên rất được khách hàng ưa chuộng. Tuy chất lượng tốt, nhưngchúng tôi cũng chỉ bán được mức giá 7.000 đồng/kg, còn ở huyện Đức Trọng cũnggiống đó có giá từ 11.000-12.000 đồng/kg loại 1 vì họ có thương hiệu”.


Nông dân xã Nam Dong (ChưJút) thu hoạch tiêu. Ảnh: Ngọc Tâm

Tương tự như cây khoai lang, đối với tráisầu riêng ở huyện Đắk Mil cũng “sầu” như vốn dĩ cái tên nó đã có. Nói đến tráisầu riêng Đắk Mil thì ai cũng biết vì chỉ khi trồng trên vùng này nó mới cónhững hương vị đặc trưng riêng. Đó là việc phân biệt về chất lượng, mùi vị,nhưng nói đến “tên-tuổi” của trái sầu riêng Đắk Mil thì không ai biết cụ thểnhư thế nào. Ngay cả những nông dân có thâm niên gắn bó với cây sầu riêng, họsẵn sàng trồng-chặt, thử nghiệm không ít giống được ngành chức năng khuyến cáolàm thương hiệu, giờ cũng chưa biết “tên” định gắn cho cây sầu riêng quê mìnhnó như thế nào. Ông Đinh Thế Hệ ở thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh nói: “Năm 2007,gia đình tôi được chọn tham gia Hội thi tuyển chọn giống sầu riêng đầu dòng chođịa phương do UBND huyện Đắk Mil phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâmnghiệp Tây Nguyên tổ chức. Quả sầu riêng của gia đình được Hội thi chấm giảinhất và đánh giá cao vì chất lượng thơm ngon, cơm vàng, hạt lép… Tuy vậy, kể từngày đó tới giờ, chúng tôi vẫn chưa nhận được một thông tin nào từ phía cơ quanchức năng hỗ trợ, hay tư vấn chăm sóc, hoặc làm thương hiệu. Cũng vì chưa cóthương hiệu nên thương lái ở các tỉnh lân cận đã “tự do” tìm tới Đắk Mil muahàng về gắn “mác” của mình và bán với giá cao”.

Về chuyện xây dựng thương hiệu, ông HoàngMạnh Lâm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cũng thừa nhận: “Đúng là hiện giờcây khoai lang ở Tuy Đức vẫn phải mang nhãn của Lâm Đồng thì mới xuất khẩu sangNhật được. Chính vì không có thương hiệu, nên phần giá chênh lệch từ việc gắnnhãn đều rơi vào túi tư thương hết, chứ nông dân trồng khoai lang Tuy Đức chưađược hưởng gì hết ngoài việc bán được sản phẩm. Đấy là một thiệt hại không nhỏcho người nông dân”.

Nông dân thị trấn Đắk Milthu hoạch sầu riêng. Ảnh: Tư liệu

Còn chờ… thương hiệu

Trăn trở về câu chuyện xây dựng thươnghiệu cho hàng nông sản tỉnh nhà, ông Lâm kể: không phải đến giờ các ngành chứcnăng, địa phương mới nhận thức được giá trị của việc xây dựng thương hiệu chosản phẩm nông nghiệp. Thực tế, từ năm 2006, Sở đã triển khai đề tài xây dựngthương hiệu cho các loại nông sản như hồ tiêu ở huyện Đắk R’lấp, sầu riêng ởhuyện Đắk Mil và cây khoai lang ở huyện Tuy Đức. Dù đã làm khá lâu, nhưng đếnnay, mới chỉ có sản phẩm cây khoai lang là cơ bản hoàn thành. Riêng đối với câysầu riêng, cây hồ tiêu sẽ còn khá lâu nữa. Trước hết đối với cây khoai lang, hiệntại nông dân đã thành lập được Hội khoai lang Tuy Đức, đó là một bước tiến quantrọng trong việc xây dựng và giữ vững thương hiệu sau này. Các tiêu chí về đăngký nhãn hiệu và một số yếu tố kỷ thuật khác dự kiến cuối năm 2011 Sở sẽ làmxong để cây khoai lang Tuy Đức chính thức có “tên-tuổi”. Trường hợp cây sầuriêng, sở dĩ đăng ký thương hiệu lâu vì phải làm từ khâu chọn giống, nhân rộngmô hình, đến đánh giá kết quả và nghiệm thu đề tài là cả một quá trình khôngngắn. Thực tế, chỉ tính khoảng thời gian từ khi trồng, đến lúc đợi sầu riêngcho quả đã mất 5-7 năm trời rồi… Còn riêng trường hợp xây dựng thương hiệu chocây hồ tiêu ở Đắk R’lấp thì hiện giờ đã chết. Thực tế, ngay khi xây dựng thươnghiệu cho cây hồ tiêu thì giá lên cao, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, giáxuống thấp, nên nông dân phá bỏ, không làm theo quy hoạch, dẫn đến đề tài nàycũng “tắt” theo.

Có thể nói, nhiều mặt hàng nông sản ởtỉnh có tiềm năng để xây dựng thương hiệu, nhưng với những gì mà ngành chứcnăng, các địa phương khẳng định thì việc để các loại mặt hàng nông sản chủ lựccủa tỉnh có tên trên “bản đồ nông sản” cả nước sẽ còn phải chờ lâu nữa. Và,trong khoảng thời gian này thì nhiều nông dân vẫn cứ tiếp tục chịu nhiều thiệtthòi từ việc hàng hóa mình làm ra không có tên-tuổi.

Huyện Đắk Mil xúc tiếnhỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng nông sản

Ông Hoàng Công Thắng,Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil cho biết: “Hiện tại, huyện đã quyết định chọn racác sản phẩm chính, bao gồm: cà phê, sầu riêng, bơ và hoa lưu ly để xúc tiếnxây dựng thương hiệu. Với cây cà phê, Công ty Cà phê Đức Lập đã thành lập đượcHội Cà phê Đức Lập và đang hoàn chỉnh các thủ tục để chuẩn bị xây dựng thươnghiệu “Cà phê Đức Lập”. Địa phương đã hỗ trợ về vốn, chồi giống, cây ghép, tổchức các lớp tập huấn, hội thảo, tạo điều kiện cho nông dân được ghép cải tạovườn cây. Đến nay, toàn huyện đã có trên 50 ha diện tích cây cà phê ghép, chonăng suất trung bình gần 5 tấn/ha. Với cây sầu riêng, từ năm 2007, địa phươngcũng đã phối hợp với Viện Khoa học Nông, lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức Hội thivà tuyển chọn ra được 8 cây đầu dòng. Huyện cũng đã trồng được 2ha và dự kiếnkhi cây cho trái sẽ tiến hành các thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (BộKhoa học và Công nghệ) để xây dựng thương hiệu “Sầu riêng Đắk Mil”. Ngoài ra,hoa lưu ly cũng được huyện hỗ trợ kinh phí để trồng thử nghiệm khoảng 1.000 củtại 1 hộ gia đình trên địa bàn và đã cho kết quả tốt… Phấn đấu trong năm 2011,huyện sẽ đăng ký và xây dựng được thương hiệu cho một trong số các sản phẩmtrên”.

Xây dựng thương hiệuliệu rồi có “đá” nhau?

Qua tìm hiểu được biết,ngay ở huyện Đắk Mil, cùng với việc huyện đang hỗ trợ xây dựng thương hiệu “Càphê Đức Lập” thì Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh An ở xã Đức Minh cũng đãxây dựng nhãn hiệu “Coffe Đức Lập-Đắk Mil”. Liệu rồi hai sản phẩm này có “đá”nhau sau khi được đăng ký thương hiệu vì dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng?

Theo ông Nguyễn VănToàn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh An, xã Đức Minh nói: “Hiệntại, đơn vị đã xây dựng được thương hiệu “Coffe Đức Lập - Đắk Mil”. Thương hiệutrên đã được doanh nghiệp tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại,hội chợ, triển lãm… do Trung ương, địa phương tổ chức. Đến nay, thương hiệu“Coffe Đức Lập-Đắk Mil” của Hợp tác xã đã có mặt ở nhiều nước trên thế giớinhư: Mỹ, <_st13a_place w:st="on"><_st13a_city w:st="on">Ôxtrâylia, <_st13a_country-region w:st="on">Canađa, Trung Quốc…. Việc bảo vệthương hiệu cũng được đơn vị đặc biệt quan tâm vì gần đây, Hợp tác xã cũng gặpnhiều việc tranh chấp về sáng chế, độc quyền thương hiệu. Tuy gặp khó khăn,nhưng đơn vị vẫn tiếp tục duy trì, giữ vững và bảo vệ tốt giá trị thương hiệumà mình đã tạo dựng được.

Nhóm PV kinh tế