Những bàn tay tài hoa

Đất và người Đắk Nông - Ngày đăng : 14:08, 06/02/2017

Trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, âm nhạc là một phần không thể thiếu, qua đó tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc có nhiều loại nhạc cụ phong phú, bao gồm các bộ gõ, bộ dây và bộ hơi.

Người M’nông, Ê đê, Mạ thì có bộ cồng chiêng, đing năm (m’buốt– khèn làm từ quả bầu và ống tre), đing túk (bộ sáo 6 ống), đing buốt (sáo dọc), goong (đàn ống tre)… Nhạc cụ dân tộc Mông có khèn, đàn môi, kèn lá, sáo,… Người Tày, Nùng nổi tiếng với đàn tính, trống, quả nhạc (bộ xóc), thanh la… Trong đó, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh ta không chỉ biết sử dụng mà còn có thể tự tay chế tác ra nhiều loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.

Nghệ nhân tiêu biểu Điểu Sơn ở bon Bu Đách, xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) biết đánh cồng chiêng, sử dụng và chế tạo m’buốt (khèn bầu của người M’nông), đàn ống tre, sáo

Thành thục nhiều bài cồng chiêng, biết chỉnh chiêng và chế tác nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân ưu tú Y Sim Êban, người Ê đê ở buôn Nui, xã Tâm Thắng (Chư Jút) là người “thầy” của thế hế hệ trẻ tại địa phương

Nghệ nhân Y Kri, bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) sử dụng thành thạo và chế tác được nhiều nhạc cụ truyền thống của người M’nông từ tre, nứa…

Ông Nông Thanh Độ, sinh năm 1967, dân tộc Tày ở thôn Nam Cao, xã Đắk Sôr (Krông Nô) là một nghệ nhân đa tài. Ông sử dụng, chế tạo được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như đàn tính, sáo, nhị…

H Mai