Nghệ thuật tạc tượng gỗ: Nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên

Góc ảnh - Ngày đăng : 14:14, 17/08/2018

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tượng gỗ dân gian không chỉ là biểu hiện của tâm linh, tín ngưỡng về thế giới tự nhiên hoang sơ mà còn là sự phản ánh về một nghề thủ công độc đáo, có tính nghệ thuật.

Tượng gỗ được trưng bày ở ngôi nhà dài truyền thống, hòa cùng các sinh hoạt văn hóa và hoạt động đời thường của người Tây Nguyên

Những bức tượng gỗ đơn sơ, mộc mạc thể hiện cho sự rắn rỏi của người Tây Nguyên

Những năm gần đây, tạc tượng gỗ được tổ chức thành các hội thi để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo Tây Nguyên.

Bằng những công cụ đơn sơ, các nghệ nhân thể hiện trí tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa của mình qua các bức tượng gỗ.

Tác phẩm “Gấu bẻ măng” của nghệ nhân Y Ân B’Ja (Đắk Nông) đạt giải Nhất trong Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, được tổ chức năm 2017 tại Đắk Lắk.

Tác phẩm “Mẫu hệ” của nghệ nhân Trịnh Duy Bằng (Gia Nghĩa, Đắk Nông) được trưng bày tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kô Tam (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)

Thiếu nữ Tây Nguyên say sưa bên những bức tượng gỗ.

Du khách tham quan các bức tượng gỗ được trưng bày tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kô Tam (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Lê Phước