Tăng cường trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại, bạo hành trẻ em

Phan Tuấn| 17/09/2014 09:32

Theo Sở Lao động, Thương binh - Xã hội, thời gian gần đây, tình trạng bạo lực và tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng. Chỉ tính riêng từ năm 2013 đến nay, trên toàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ xâm hại tình dục, 6 vụ ngược đãi bạo hành đối với trẻ em…

ADQuảng cáo

Đơn cử như vào ngày 25/9/2013, đối tượng Lê Minh Châu (SN 1996) thường trú ở huyện Yên Mã (Hưng Yên) sau khi vào làm công cho gia đình ông Nguyễn Văn Lịch, ở thôn 1, xã Quảng Tâm (Tuy Đức) đã lợi dụng lúc vắng vẻ, không có người ở nhà để hãm hiếp cháu N.T.G (SN 2001). Thậm chí, đáng lên án hơn khi mới đây, vào ngày 26/4/2014, tại xã Ea Pô (Chư Jút), đối tượng Phương Văn Tuân (SN 1980) sau khi nhậu say đã mất hết nhân tính hãm hiếp chính con gái ruột chỉ mới 8 tuổi.

Hiện nay, các vụ việc, đối tượng trên đã bị pháp luật trừng trị bằng những bản án nghiêm khắc, thích đáng, nhưng thực tế vẫn để lại nhiều điều nhức nhối đối với xã hội, gia đình và bản thân trẻ bị xâm hại, gióng lên những hồi chuông cảnh báo về nạn xâm hại, bạo hành trẻ em hiện nay.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Gia Nghĩa) biểu diễn văn nghệ

Qua đánh giá của ngành chức năng thì điều đáng nói là các vụ xâm hại và bạo hành trẻ em đang diễn biến khó lường và ngày càng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Số lượng các vụ bạo hành và xâm hại trẻ em nói trên chỉ là phần nổi, chứ thực tế còn nhiều hơn. Bởi vì, do tâm lý còn e ngại, giữ thể diện gia đình nên việc người dân tố giác với cơ quan chức năng còn chưa đầy đủ, kịp thời.

ADQuảng cáo

Từ thực tế cũng cho thấy, trẻ em gái bị xâm hại tình dục không chỉ có những người xa lạ, những kẻ mất nhân tính gây ra mà còn do những người láng giềng thân quen, người làm công cho gia đình, những người có quan hệ máu mủ, ruột rà.

Còn đối với tình trạng bạo hành ở trẻ em vẫn còn xảy ra là do một số bậc cha mẹ còn có suy nghĩ con hư thì có quyền đánh, quyền được dạy dỗ bằng bạo lực. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn mãi lo làm kinh tế, ít có điều kiện quan tâm đến con cái nên đã để cho bọn tội phạm lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc làm những việc mà pháp luật cấm như: bóc lột sức lao động, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý, trộm cắp, cướp giật… Trong khi đó, láng giềng, hàng xóm, tổ dân phố, thôn, bon còn coi chuyện trẻ bị đánh đập là việc riêng của các gia đình, không liên quan đến mình và cũng không cần phải quan tâm.

Theo ông Nguyễn Xuân Thường, Trưởng Phòng Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Sở LĐTB-XH) thì trẻ em vốn hồn nhiên, vô tư và chưa thể lường trước được những hành vi dụ dỗ, lừa gạt của những kẻ bất lương, mất nhân tính, nên dễ bị rơi vào cạm bẫy và trở thành nạn nhân của chúng bất cứ lúc nào không hay. Việc trẻ em bị bạo hành không chỉ gây thương tích về mặt thể xác mà còn gây chấn động rất nặng nề về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Để giảm thiểu các trường hợp trẻ em bị xâm hại, khi ở nhà một mình, trẻ em  gái nên khóa cửa cẩn thận, không nên tiếp xúc với người lạ, không nên đi một mình ở những nơi vắng vẻ hoặc khi trời tối. Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em mang theo các đồ vật, trang sức đắt tiền trên mình vì dễ bị những con nghiện, những kẻ mất nhân tính, tìm mọi cách lừa gạt, dụ dỗ để chiếm đoạt, thậm chí xâm hại đến thân thể, giết chết để bịt đầu mối.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần tiếp tục được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của nhà trường, cộng đồng và gia đình trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại, bạo hành đối với trẻ em…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại, bạo hành trẻ em
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO