Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) là nơi để các nhà đầu tư triển khai thực nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, từ đó nhân rộng sản xuất đại trà, tạo cơ sở, động lực cho phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Thế nhưng, sau 8 năm đi vào hoạt động, nhiều nhà đầu tư đang rơi vào cảnh bế tắc, thậm chí bỏ cuộc, buộc tỉnh phải thu hồi dự án.
Tưới nhỏ giọt cho cà phê đang được người dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) ứng dụng rộng rãi, góp phần tiết kiệm nước, chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Nhiều người dân sản xuất cà phê tại xã Thuận An (Đắk Mil) đang áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Xã Thuận An cũng đang xúc tiến để hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao (CNC).
Thời gian qua, huyện Krông Nô đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo động lực phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là xu thế tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại thu nhập cho nông dân. Thời gian qua, Đắk Nông đã chú trọng nhân rộng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy ngành Nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững.
Năm 2016, Thành ủy Gia Nghĩa đã ban hành Chương trình số 10 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Chương trình số 10). Thực hiện Chương trình, những năm qua, người dân trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao.
Nông nghiệp thông minh đang là nền nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Trong những năm qua, với việc thực hiện chủ trương sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Đắk Nông đã tạo được nền tảng cho nông nghiệp thông minh...
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt của gia đình ông Mai Huyệch, thôn Tân Hiệp, xã Đắk R'moan (TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) mang nhiều tiện ích vừa tiết kiệm nước vừa tăng năng suất cà phê.
Năm 2019, anh Ngô Quang Trung, thành viên của Hợp tác xã Phú Nông, xã Quảng Tâm (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), đã mạnh dạn trồng 2 sào cà chua giống Hà Lan, Hàn Quốc… trong nhà kính. Đến nay, cây cà chua đã trải qua nhiều đợt thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, người dân trên địa bàn huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đã từng bước tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào quá trình chăm sóc cây trồng. Từ đó, nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất và tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp...
Cuối năm 2011, UBND tỉnh Đắk Nông có chủ trương thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) của tỉnh và đến cuối năm 2013 bắt đầu xây dựng. Sau 7 năm đưa vào hoạt động, hiện nay, Khu NNƯDCNC của tỉnh thu hút 10 đơn vị, công ty đầu tư vốn vào lĩnh vực trồng trọt.
Thực hiện Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 - 2030, định hướng đến năm 2035, tỉnh Đắk Nông sẽ hình thành 55 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh.
Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Đắk Nông khóa III, nhiệm kỳ 2016-2020 đã thông qua Đề án Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Đề án) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Đắk Nông (PV) đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trương Thanh Tùng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch triển khai cũng như những kỳ vọng từ Đề án mang lại.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quyết định áp dụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) tại Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy và Chương trình số 10 của Thị ủy Gia Nghĩa về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện nay, trên địa bàn phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) đã có nhiều mô hình sản xuất mang lại kinh tế cao.
Ngày 18/4, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 653/QĐ-UBND về thành lập Tổ tư vấn xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Dự án Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh, đến nay, ngoài việc giải phóng mặt bằng, gần như các hạng mục hạ tầng thiết yếu thuộc dự án vẫn chưa triển khai thực hiện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút nhà đầu tư cũng như triển khai các dự án đã đăng ký đầu tư.