Tình yêu nam nữ trong dân ca M’nông – Mạ: Ngọt ngào, mộc mạc, ví von, bay bổng

17/02/2011 14:22

Trong dòng văn hóa dân ca, người M’nông – Mạ dành “thời lượng” khá nhiều để nói về tình yêu nam nữ với hương vị ngọt ngào, sâu lắng, đậm nét mộc mạc mà cũng ví von, bay bổng...

ADQuảng cáo

Trong dòng văn hóa dân ca, người M’nông – Mạ dành“thời lượng” khá nhiều để nói về tình yêu nam nữ với hương vị ngọt ngào, sâulắng, đậm nét mộc mạc mà cũng ví von, bay bổng:

“Anh muốn hỏi em rằng, đêm nay trăngcó sáng không

Anh muốn nhắn em rằng nếu có cho anhmột nửa”.

(Dân ca Mạ)

Trong tình yêu người con gái M’nông có sự mạnh mẽ vàchủ động tỏ tình với người con trai, lời lẽ rất thân thiết, nhưng vẫn thể hiệnđược nữ tính yếu mềm, ví một loài chimkhôn ngoan, nhưng rất cần có đôi bạn, cần có sự che chở của chàng:

“Kut kut ku, kut ku, kut ku, hỡihàng ơi

Em là con cu rừng, hãy đến với emchàng ơi”

(Dân ca M’nông – Mạ)

Đã yêu nhau chắc chắn ai cũng nhớ đến người mình yêu,nhưng sự thể hiện nhớ nhung ấy mỗi người một cách, có người nhớ người yêu,thường nhắc đến hình bóng, giọng nói, nụ cười của người mình yêu; còn tình yêutrong dân ca M’nông – Mạ thường nhắc đến địa danh, cảnh vật, nơi đã vun đắp,mối mai họ yêu nhau, cho nên khi nhớ người yêu họ thường nhắc đến những nơi ấyđể vơi đi nỗi nhớ.



Múa xoang trong đêm hội văn hóa các dân tộc tỉnh. Ảnh:Ngọc Tâm


Cách thể hiện tình yêu trong dân ca M’nông – Mạ mangsắc thái vùng đất con người của cao nguyên M’nông, tình yêu nam nữ được nảy nởtrong lao động sản xuất, trên những vùng đồi, con sông, con suối, bến nước.Tình yêu đến với nhau hoàn toàn bằng tự nguyện, tiến bộ, cho nên khi xa nhau làhọ nhớ:

“Nhớ em trên nương đồi, bên suối emngồi hát

Nhớ em bên giếng nước, bên bờ sônganh chờ

Nhớ em cả trong mơ, giữa đêm anhthức giấc

Nhớ em lúc vo gạo, nhớ cùng nhau bắtcá”.

ADQuảng cáo

(Dân ca Mạ)

Người con trai khi nhớ người yêu thì nhắc đến địa danh,cảnh vật, còn người con gái nhớ người yêu thì tỏ ra yếu đuối hơn, chỉ biếtkhóc; khóc cũng thể hiện cao độ của sự nhớ nhung, và khóc để rồi vơi đi nỗinhớ, tình cảm của nàng mãnh liệt nên khóc nhiều và khóc lâu đến nỗi:

“Ngồi trên đá em khóc thấm trên đá,ơi chàng ơi

Ngồi bên sông em khóc thấm bên sông,ơi chàng ơi”

(Dân caM’nông)

Khi đã yêu, những lúc giận hờn, hoặc sợ người contrai nghi ngờ tình yêu của mình dành cho người ấy thì người con gái cũng khóc,nhưng khóc với lối khóc tức tối khổ đau, khóc càng nhiều thì khổ đau càng tănglàm cho chàng bên cạnh phải khẩn khoản van xin.

“Đừng khóc nữa em ơi, đừng khóc hỡiem ơi

Em là của anh mà em ơi!”

Những lời của người con trai thể hiện tấm lòng thànhcủa mình đối với người yêu, anh không nghi ngờ gì tình yêu của em, em là củaanh; lời khẳng định ấy là để cho nàng tin, nàng đừng khóc và là tiếng nói chânthành của con tim chàng.

Tình yêu nam nữ trong dân ca M’nông – Mạ rất đẹp vàtrong sáng, bằng sự tự nguyện, thể hiện sự cháy bỏng của con tim. Tình yêu namnữ được ví như loài chim bay khắp phương trời, nhưng nó đậu lại một cành cây,như con sáo chọn nơi đậu, nơi nào nó thích thì nơi đó là đẹp nhất, chàng nóivới nàng bằng hình ảnh của con chim trên cành cây, con sáo trên lưng trâu, làhình ảnh của tự do lựa chọn, như tình yêu của họ đến với nhau bằng tự nguyện vàluôn bên nhau, sẽ là tình yêu cao đẹp:

“Như con chim trên cành

Như con sáo trên lưng trâu

Đẹp lắm đó, ơi hỡi em ơi!”

(Dân ca M’nông)

Những bài dân ca thấm đượm tính nhân văn, cháy bỏngtình yêu nam nữ, tình yêu quê hương, yêu lao động, yêu thiên nhiên trong dân caM’nông – Mạ là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Cho đếnnay do điều kiện lịch sử và khó khăn nhiều mặt nên việc sưu tầm, biên dịch quatiếng phổ thông để lưu giữ, truyền thụ còn quá ít ỏi. Gần đây, một số nhạc sĩnhư Võ Cường, Mạnh Trí đã sưu tầm, nghiên cứu đặt lại lời mới cho thể loại dânca M’nông – Mạ để góp phần phát huy vốn văn hóa quý báu này của cha ông truyềnlại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

P.V (th)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tình yêu nam nữ trong dân ca M’nông – Mạ: Ngọt ngào, mộc mạc, ví von, bay bổng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO