“Bảo tàng sống” về nhạc cụ M’nông ở bon Pi Nao

13/01/2011 14:24

Nghệ nhân K’Rang, người M’nông ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) là người rất say mê với âm nhạc. Ông không chỉ am hiểu tường tận mà có thể sử dụng, trình diễn được rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau và có thể chế tạo ra những loại nhạc cụ ấy...

ADQuảng cáo

Nghệ nhân K’Rang, ngườiM’nông ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) là người rất say mê với âm nhạc.Ông không chỉ am hiểu tường tận mà có thể sử dụng, trình diễn được rất nhiềuloại nhạc cụ khác nhau và có thể chế tạo ra những loại nhạc cụ ấy. Bằng nhữnghiểu biết và kinh nghiệm của mình, trong những năm qua, ông đã có nhiều đónggóp trong công tác bảo tồn văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh. Khi sức khỏe còntốt, ông luôn nhiệt tình tham gia vào các lễ hội tại địa phương cũng như ngoàitỉnh mỗi khi được mời. Nhìn ông biểu diễn nhiều loại nhạc cụ khác nhau như: chiêng,kèn sừng trâu, kèn bầu một ống, kèn bầu sáu ống, sáo… ai cũng thích thú và thánphục tài năng của ông. Say mê với văn hóa dân tộc mình, ông đã nhiệt tìnhtruyền lại kỹ thuật trình diễn và các bài nhạc cổ của nhiều loại nhạc cụ chothế hệ trẻ ở bon. Nhờ có những đóng góp của ông mà Câu lạc bộ cồng chiêng bonPi Nao có thể trình diễn được nhiều bài chiêng cổ nhất hiện nay.

Bên cạnh khả năng biểudiễn nhạc cụ, nghệ nhân K’Rang còn là một người có bàn tay khéo léo về chế tác.Thời gian qua, ông đã chế tác và khôi phục lại một số nhạc cụ truyền thống củadân tộc mình như: chiêng ống, chiêng tre, kèn ống, kèn rlet hay sáo và đặc biệtlà sáo dây (wao kleng) một nhạc cụ độc đáo của người M’nông. Theo nghệ nhânK’Rang, nhạc cụ này được người M’nông chế tạo để diễn tấu mỗi khi trông coirẫy, vừa để bớt hiu quạnh lại có tác dụng đuổi chim, thú đến phá hoa màu. Waokleng được chế tạo từ các vật liệu: tre, dây rừng và sáp ong. Nhạc cụ gồm mộtcật tre mảnh dài độ chừng từ 0,5 đến 1 mét, vót mỏng, sau đó dùng một loại sợidây rừng nhỏ và mảnh buộc vào 2 đầu cật tre, trên sợi dây đính một số hạt sápong để định âm. Khi diễn tấu, nghệ nhân dùng một que tre nhỏ, mảnh gõ vào sợidây này để tạo âm thanh.



Nghệ nhân K’Rang trình diễn nhạc cụ kèn bầu

ADQuảng cáo


Hiện nay, sức khỏe củanghệ nhân K’Rang đã yếu vì ngoài trăm tuổi, và khả năng giao tiếp bằng tiếngphổ thông cũng có phần hạn chế nên ít khi ông rời khỏi bon làng. Tiếp chuyệnchúng tôi, ông cho biết: “Tôi rất mừng vì Đảng, Nhà nước cũng như chính quyềnđịa phương luôn quan tâm đến việc bảo tồn văn hóa của dân tộc M’nông. Tuynhiên, ngoài cồng chiêng thì những loại nhạc cụ khác việc bảo tồn chưa đượcquan tâm đúng mức. Tôi mong rằng trong thời gian tới, chính quyền sẽ quan tâmhơn để thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hóa tinh thần nàycủa cha ông”.

Được biết, trong số thếhệ trẻ ở bon làng ông đã truyền lại nhiều kinh nghiệm quý báu thì nổi bật nhấtlà cố nghệ nhân K’Bông. Thế nhưng, cách đây hơn 2 năm, K’Bông chẳng may gặpphải tai nạn đã qua đời, nên ông buồn lắm vì nghĩ mai này khi về với tổ tiên màchưa truyền thụ hết những gì biết được cho con cháu. Chính vì những suy nghĩ đómà thời gian gần đây, ông đã nhiệt tình chỉ bảo cho đội chiêng và luôn có mặttại các lễ hội tổ chức tại bon làng.

Theo Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh thì nghệ nhân K’Rang thực sự là “bảo tàng sống” của vănhóa dân gian M’nông ở tỉnh ta. Thời gian qua, ngoài việc nhờ ông tư vấn chonhiều vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian, ngành cũng đã mời ông tham giatruyền dạy, biểu diễn tại nhiều liên hoan, lễ hội trong và ngoài tỉnh. Thôngqua ông cũng đã lưu giữ được nhiều tư liệu về các bài nhạc của nhiều loại nhạccụ khác nhau của dân tộc M’nông để giữ gìn và phục vụ cho công tác bảo tồn vănhóa dân gian trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hoàng Thanh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Bảo tàng sống” về nhạc cụ M’nông ở bon Pi Nao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO