Xưa kia, chiếc lược làm bằng sừng trâu là vật dụng không thể thiếu của các cô gái M’nông để chăm chút nét đẹp nữ tính. Vẻ đẹp hoang sơ, hồn nhiên với da nâu, mắt sáng, mái tóc ửng vàng như hòa điệu với sắc màu đất đỏ bazan và màu nắng cháy của cao nguyên đại ngàn.
Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M'nông nói riêng đã biết chế tạo nhiều công cụ, vật dụng để săn bắt thú rừng và chống kẻ thù như nỏ, xà gạc, cung tên, khiên… Trong đó, chiếc khiên vừa là dụng cụ che chắn cho người sử dụng vừa là binh khí quan trọng khi chiến đấu.
Váy, áo, thắt lưng, khăn đội đầu… với những đường thêu chỉ xanh đỏ, hoa văn tượng trưng cây cối, hoa lá, chim muông. Những bộ phận ấy phối hợp hài hòa với nhau tạo nên một bộ trang phục uyển chuyển, thể hiện được vẻ đẹp, sự duyên dáng của người con gái Thái. Trang phục được mặc vào những dịp quan trọng như lễ cưới hỏi, lễ cúng tổ tiên, tham gia lễ hội cộng đồng và địa phương, tết nguyên đán…
Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Người M’nông xưa có nhiều tập tục mang đậm tính nhân văn, trong đó có tục đòi nợ. Khi lâm vào tình cảnh khó khăn, người nghèo khó phải đi vay mượn của anh em họ hàng hay bạn bè trong bon. Khi vay, người vay thường hứa với chủ nợ trả bằng heo nếu thời gian ngắn, hoặc trả bằng trâu nếu lâu năm; nếu vay mượn nhiều, thời gian dài thì có thể phải trả bằng chiêng, ché.
Trải qua quá trình sinh sống, phát triển, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Ðắk Nông vẫn còn gìn giữ, lưu truyền những nét văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc; trong đó, phải kể đến điệu múa sư tử mèo.
Đồng bào M’nông chế tạo nhiều loại nỏ khác nhau, tùy theo sức khỏe của người sử dụng. Những chiếc nỏ nhỏ dùng cho người sức yếu và săn bắt một số loài thú nhỏ; còn những chiếc nỏ lớn tầm một sải tay thì dành cho người có sức khỏe và có kinh nghiệm săn bắn các loài thú lớn hơn.
Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đồng bào M’nông có nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề đan lát truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Vấn đề về tập tục, về văn hóa, tín ngưỡng… của người M’nông là những đề tài khá rộng nên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ về tập quán, đời sống sinh hoạt và tính cách con người M’nông xưa, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước.
Trong đời sống tinh thần của đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Tâm Pớt là làn điệu dân ca được hát theo phong cách ngẫu hứng mang đầy màu sắc văn hóa được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Trong quá trình sinh sống, từ ngàn đời nay, đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn tỉnh đã hình thành cách thức chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe theo cách truyền thống riêng biệt. Đến nay, những kinh nghiệm cách chữa trị dân gian ấy vẫn còn được đồng bào ở các bon làng gìn giữ.
Từ bao đời nay, người M’nông trên địa bàn tỉnh vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình; trong đó lễ cúng vào nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng.
Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, đồng bào M’nông ở xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tổ chức Lễ cúng rào bon trồng cây (Tăm Blang m’prang bon).
Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...
Ngoài những nghi lễ liên quan đến lao động, sản xuất, người M’nông còn có hệ thống nghi lễ liên quan đến vòng đời người như: lễ mừng sức khỏe, lễ đặt tên cho con, lễ trưởng thành, lễ cưới… Trong đó, lễ cưới bao gồm các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt.
Lời Tòa soạn: Để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng, về vùng đất và con người Đắk Nông, Báo Đắk Nông trân trọng giới thiệu một số nội dung trong cuốn sách “Lịch sử căn cứ kháng chiến Nâm Nung (1959-1975)” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện, Nhà Xuất bản Lý luận Chính trị phát hành. Cuốn sách gồm 3 chương: Chương I: Vùng đất-Con người và truyền thống; Chương II: Tỉnh Quảng Đức được thành lập, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng căn cứ và hành lang chiến lược địa bàn Tây Nguyên xuống chiến trường Đông Nam bộ (1954-1960); Chương III: Cuộc đấu tranh chống Mỹ và bảo vệ hành lang chiến lược Bắc-Nam trên địa bàn căn cứ kháng chiến Nâm Nung (1961-1975).
Nhà là nơi cư trú, sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong gia đình của cộng đồng người Mạ ở Đắk Nông. Để dựng được ngôi nhà, đặc biệt là ngôi nhà dài dành cho đại gia đình nhiều thế hệ cần có sự chung sức, đồng lòng, tương trợ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và bà con trong bon làng.
Nỏ là một dụng cụ truyền thống của người M’nông có từ lâu đời, dùng để săn bắn các loài thú rừng và là vũ khí thô sơ dùng để chiến đấu bảo vệ mọi người dân trong bon thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Theo già làng Bu Cle NSrôi, dân tộc M’nông, ngày xưa, người có uy tín trong bon vận động người dân dùng cây cà gai dại trồng làm cổng, bờ rào che chắn bon làng để tránh thú giữ và giặc vào tàn phá… Từ đó, người dân đã đặt tên cho bon là B’lân, nghĩa là bon cây cà gai.
Theo già làng Y’Đách, dân tộc M’nông, từ thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ, người có uy tín trong bon dùng một chiếc chuông lớn để làm tín hiệu báo cho người dân biết mỗi khi có công chuyện vui, buồn hoặc giặc vào tàn phá bon làng để tránh…