Tạo điều kiện, giúp lao động tiếp cận thị trường lao động

Phan Đinh| 03/09/2019 10:39

Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ việc làm, hỗ trợ người dân tham gia thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hướng đa dạng hóa sinh kế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định xã hội.

ADQuảng cáo

Nông dân huyện Đắk Song trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập ổn định

Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương của tỉnh đã tạo việc làm mới và việc làm tăng thêm cho khoảng 118.210 lượt người, bình quân trên 18.000 lượt người/năm. Trong đó, hỗ trợ việc làm trong nước cho khoảng 117.404 lượt người.

So với năm 2013 thì năm 2018 cơ cấu lao động tiếp tục chuyển biến tích cực. Trong đó, tỷ trọng lao động được tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp-lâm nghiệp giảm từ 55% xuống còn khoảng 48,79%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,9% lên 26,03%; thương mại, dịch vụ tăng từ 22,99% lên 25,18%. Đến năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đã đạt 41%; trong đó tỷ lệ lao động làm nghề qua đào tạo là 32%.

Những năm qua, từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm trên 117,4 tỷ đồng đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Doanh số cho vay từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2019 đạt 172,9 tỷ đồng, với 6.293 dự án, góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho 14.082 lượt người.

ADQuảng cáo

Trong 7 năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 31.000 lượt người. Trung tâm cũng tổ chức 97 phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thị xã và đến tận các xã, phường, thị trấn, thu hút khoảng 7.600 lao động tham gia. Qua đó, có 2.346 người đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Đa số người dân thuộc diện khó khăn đi xuất khẩu lao động đều được vay vốn để trang trải các chi phí ban đầu.

Lao động trẻ của thị xã Gia Nghĩa tham gia phiên giao dịch việc làm được các công ty tư vấn, cung cấp thông tin cần thiết

Theo đánh giá của UBND tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Đó là, đa số lao động được giải quyết việc làm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thiếu tính ổn định, năng suất lao động nhìn chung còn thấp. Cơ cấu lao động tuy đã có chuyển dịch nhưng so với nhu cầu phát triển còn chậm. Chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc các trường hợp như hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng… còn chưa cao.

Nguyên nhân chủ yếu là do đối tượng thụ hưởng chính sách tham gia xuất khẩu lao động ít, tâm lý ngại xa nhà, mặc cảm, tự ti vì trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu tác phong công nghiệp nên chưa đáp ứng được thị trường lao động nước ngoài. Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng trong khi nguồn vốn bổ sung từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hàng năm thấp. Mức vay thường từ 30-35 triệu đồng/dự án, chưa phù hợp với tình hình giá cả và một số mặt hàng phục vụ đầu tư đầu vào sản xuất nông nghiệp hiện nay ở địa phương.

Trước thực tế đó, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động để giải quyết việc làm tốt hơn. Sở Lao động, Thương binh - Xã hội và các địa phương tiếp tục tham mưu các chính sách, giải pháp để tỉnh nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo điều kiện, giúp lao động tiếp cận thị trường lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO