Sau 20 năm Việt Nam kết nối Internet: Bước chuyển mình toàn diện

Bình Minh| 24/11/2017 09:32

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày Việt Nam kết nối Internet. Điều đáng ghi nhận là qua 20 năm tham gia kết nối, Internet đã làm thay đổi toàn diện từ đời sống xã hội, thói quen của người dân cho đến phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục...

ADQuảng cáo

Internet được ứng dụng hiệu quả thông qua các dịch vụ ngân hàng. Ảnh tư liệu

Những thành quả to lớn

20 năm trước, ngày 19/11/1997 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam, đây là ngày đã diễn ra Lễ ấn nút mở cửa Internet, đưa Việt Nam chính thức kết nối với thế giới.

Trong 20 năm qua, Internet đã góp phần làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống, đóng góp vào những thành tích của nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục... và đưa Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Có thể nói, mọi ngóc ngách của đời sống xã hội của người dân đều có sự ảnh hưởng và chi phối của Intenet. Hàng triệu người dùng Internet ở Việt Nam đã cùng nhau xây dựng để biến Internet trở thành một nền tảng gắn kết mọi người ở khắp các quốc gia để cùng nhau chia sẻ thông tin, kiến thức trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Theo đánh giá của Bộ Thông tin-Truyền thông thì từ con số “không tròn trĩnh” của những năm đầu 90, giờ đây Việt Nam đã sở hữu một hạ tầng viễn thông - Internet hiện đại, phủ rộng khắp lãnh thổ. Mạng 3G, 4G đã đến với nông thôn, thậm chí là vùng sâu vùng xa để người dân được phổ cập thông tin số, tiếp cận những tiện ích của mạng Internet. Hàng trăm dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai ở mức 3, mức 4, mang sự tiện ích và hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. So sánh qua từng thời điểm số người dùng Internet có thể nói, Internet Việt Nam đã có những bước tiến thật sự ấn tượng.

Internet đang hỗ trợ tích cực cho việc cải cách hành chính và sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính

Lường trước những bất cập

Bên cạnh những giá trị làm thay đổi sâu sắc, tích cực đời sống kinh tế, xã hội và cuộc sống của người dân, Internet cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Hiện nay, lượng thông tin xấu độc xuất hiện trên Internet và mạng xã hội ngày càng nhiều. Đặc biệt, lượng thông tin giả, tin bịa đặt, xuyên tạc. Ngoài ra, các vấn nạn như tấn công mạng, mất an toàn thông tin, thư rác, mã độc, tống tiền đang nhằm vào mục tiêu là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đang gia tăng cả về số lượng, quy mô và độ phức tạp.

Tại Việt Nam từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 11.000 vụ tấn công mạng dưới các hình thức khác nhau. Riêng tại Hội nghị APEC, lực lượng chức năng phát hiện 27 cuộc tấn công có chủ đích vào hệ thống máy chủ, trung tâm báo chí; 17 lỗ hổng được phát hiện và hàng nghìn cuộc có nguy cơ tấn công. Các vấn nạn như tấn công mạng, mất an toàn thông tin, thư rác, mã độc tống tiền đang nhằm vào các mục tiêu là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam hiện đang gia tăng cả về số lượng, quy mô và độ phức tạp.

ADQuảng cáo

Lường trước được những bất cập của Internet, trong thời gian vừa qua, Bộ Thông tin - Truyền thông và các bộ, ngành liên quan đã và đang thường xuyên, liên tục triển khai nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nêu trên.

Thực tế, chúng ta cũng đã đẩy mạnh công tác quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng có hiệu quả môi trường sống không gian mạng. Đối với những thông tin xuyên tạc, độc hại, vu cáo... , chúng ta làm tốt công tác là dùng thông tin giải tỏa thông tin, tức là đưa thông tin kịp thời, chính xác, trung thực để giải tỏa thông tin xấu, độc trên mạng.

Việt Nam hiện có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số. Số lượng người dùng Internet của Việt Nam hiện đứng thứ 6 châu Á và thứ 12 trên thế giới. Doanh thu và đóng góp của ngành nội dung số Việt Nam trong năm qua là hơn 700 triệu USD.

Tiếp tục ứng dụng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Hiện nay, khi Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ, nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn, để ứng dụng, phát huy hiệu quả của Internet trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông - Internet, nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trong nước một cách bền vững, thậm chí là đủ lớn mạnh để tiếp tục tiến bước ra thế giới. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai sớm nhiều quyết sách và giải pháp để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0.

Thế giới hiện đã bước đến giai đoạn mà không một lĩnh vực, ngành nghề nào có thể tách rời khỏi công nghệ thông tin và Internet, nhất là khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ, nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Sự phát triển của Internet là không có điểm dừng. Đặc biệt, hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên khắp cả nước nên Internet càng trở thành “huyết mạch” quan trọng và sẽ chuyển mình để đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của xã hội.

Rõ ràng, những lợi ích to lớn mà Internet mang lại đối với đời sống xã hội là vô cùng to lớn, nhưng cũng gây ra không ít những hệ lụy. Vấn đề quan trọng là lường trước được những bất cập, phát huy những lợi thế của Internet trong thời đại công nghệ số hiện nay.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sau 20 năm Việt Nam kết nối Internet: Bước chuyển mình toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO