Giữ bình yên cho rừng phòng hộ Nam Cát Tiên

14/05/2010 14:19

Rừng phòng hộ Nam Cát Tiên nằm trên địa bàn tỉnh ta có diện tích 14.180 ha, được chia làm 13 tiểu khu, thuộc địa giới hành chính 4 xã: Hưng Bình, Đắk Sin, Đạo Nghĩa và Nhân Đạo (Đắk R’lấp)...

ADQuảng cáo

Rừngphòng hộ Nam Cát Tiên nằm trên địa bàn tỉnh ta có diện tích 14.180 ha, đượcchia làm 13 tiểu khu, thuộc địa giới hành chính 4 xã: Hưng Bình, Đắk Sin, ĐạoNghĩa và Nhân Đạo (Đắk R’lấp). Để quản lý và bảo vệ tốt các tài nguyên rừng NamCát Tiên, cuối năm 2006, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Nam Cát Tiên được thànhlập với chức năng chính là: bảo toàn và phát triển vốn rừng hiện có; duy trìgiá trị sinh thái, chức năng phòng hộ đầu nguồn sông Đồng Nai; giải quyết côngăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.


Nhân viên bảo vệ rừng thuộc BQL rừng phòng hộ Nam Cát Tiên kiểm trahiện trạng diện tích rừng dự án bịchặtphá

ADQuảng cáo

Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Giám đốc BQLrừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì xác định được tầm quan trọng, vai trò to lớn củarừng nên ngay khi mới thành lập, đi đôi với việc xây dựng, kiện toàn, nâng caonăng lực cho lực lượng bảo vệ, quản lý rừng, việc tuyên truyền cho nhân dântrên địa bàn 4 xã, nhất là các hộ dân xâm canh ngay sát bìa rừng được đơn vịđặt lên hàng đầu. Theo đó, mỗi năm 2 đợt, BQL đã phối hợp với Hạt Kiểm lâmhuyện, chính quyền các xã tổ chức tuyên truyền, cung cấp các văn bản, tờ rơicho nhân dân về những quy định trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháyrừng. Bà con sống trong rừng và gần rừng cũng được tổ chức ký cam kết về quảnlý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng. Qua công tác tuyên truyền đã góp phầnnâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ rừng của bà con. 100% hộ dân sốnggần rừng và trong rừng đều tự nguyện ký cam kết và chấp hành nghiêm các quyđịnh về quản lý, bảo vệ rừng. Các vụ vi phạm lâm luật thời gian qua chủ yếu docác đối tượng từ các địa phương khác, thậm chí từ tỉnh ngoài đến thực hiện. Mặtkhác, thời gian qua, công tác tham mưu, phối hợp giữa BQL và chính quyền các xãtrong vùng dự án, nhất là việc quy rõ trách nhiệm đối với người đứng đầu địaphương trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy rừng được thực hiện tốt. Chínhquyền các xã thường xuyên đôn đốc Ban lâm nghiệp, tổ chức đoàn thể, ban tự quảnthôn, bon chung sức với lực lượng bảo vệ rừng của BQL trong việc tuyên truyền,vận động nhân dân chấp hành luật pháp về rừng cũng như tham gia tích cực vàocông tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng… Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt khâugiao khoán rừng, tạo điều kiện về việc làm tăng thêm thu nhập ổn định cho ngườidân nên đã hạn chế tình trạng xâm hại đến vốn rừng. Qua thực tế, trên 8000 harừng đã giao cho 309 hộ dân thuộc các xã Nhân Đạo, Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩahiện đang được bảo vệ và phát triển tốt. Việc gắn kết được trách nhiệm và quyềnlợi của nhân dân địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đem lại hiệuquả tích cực. Các hộ dân được giao rừng không những thực hiện tốt nhiệm vụ củamình mà còn góp phần tuyên truyền, vận động người dân địa phương tham gia tíchcực vào công tác này. Ngoài ra, việc làm tốt công tác giáo dục về phẩm chất đạođức cho đội ngũ cán bộ, công chức trong BQL cũng đã nâng cao ý thức và tinhthần trách nhiệm của từng người trong thực thi công vụ, vượt khó vươn lên hoànthành tốt nhiệm vụ được giao…

Cùng với việc làm tốt công tác tuyêntruyền, tăng cường tác tuần tra, kiểm soát, chốt chặn thì việc phối hợp với cáccơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng vị phạm lâm luật thời gian quacũng có tác dụng phòng ngừa, răn đe các hành vi phá rừng. Điển hình như vụ VõBá Lân, sinh năm 1975, trú tại thôn Quảng Chánh, xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp),cùng đồng bọn vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng vào năm 2008. Với hành vi chặt phá gần 2 harừng phòng hộ để lấy đất làm nương rẫy, Lân cùng đồng bọn đã bị Tòa án nhân dântỉnh tuyên phạt mỗi đối tượng từ 3 đến 7 năm tù. Hay năm 2009 vừa qua, 3 đốitượng trong một vụ phá rừng cũng phải chịu các mức án nghiêm khắc của phápluật. Cùng với đó, từ khi thành lập tới nay, những diện tích rừng bị phá lẫnđất rừng bị chiếm từ năm 2004 trở về sau này đều được BQL phối hợp với đoàn 12của huyện kiên quyết giải tỏa, thu hồi và tiến hành gây nuôi trồng lại rừng.Trong hơn 2 năm, BQL đã tổ chức trồng mới và chăm sóc, tái sinh được 20 harừng. Mặt khác, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện những khoảnhrừng bị chặt phá, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng điều tra,làm rõ, BQL còn tổ chức cho nhân viên ngăn chặn không để đối tượng vi phạm hayngười dân khác vào làm rẫy. Nhờ đó, nhiều diện tích rừng sau khi bị phá đã xanhtốt trở lại.

Bài, ảnh: Phan Tân

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giữ bình yên cho rừng phòng hộ Nam Cát Tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO