Triển khai các kế hoạch nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Gia Bình| 05/08/2020 08:00

Theo Ban quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, đến thời điểm hiện tại, toàn thế giới có 161 CVĐC của 44 quốc gia được UNESCO công nhân danh hiệu CVĐC toàn cầu.

ADQuảng cáo

Ở Việt Nam có 3 CVĐC toàn cầu gồm: CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng (Cao Bằng) và CVĐC toàn cầu Đắk Nông (Đắk Nông).

Chuyên gia UNESCO thẩm định Nhà trưng bày cồng chiêng

Riêng các CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh (Quảng Ngãi); CVĐC Phú Yên (Phú Yên); CVĐC Gia Lai (Gia Lai); CVĐC Ba Bể (Bắc Kạn) đang trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký danh hiệu CVĐC toàn cầu.

ADQuảng cáo

Tháng 7/2020, Hội đồng chấp hành UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận CVĐC toàn cầu Đắk Nông. Hiện nay, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND tỉnh Đắk Nông, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đang tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch cần thiết nhằm bảo tồn, phát huy giá trị CVĐC toàn cầu Đắk Nông.

Các danh lam thắng cảnh là một trong những lợi thế của CVĐC toàn cầu Đắk Nông

Hoạt động tập trung vào các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa các giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc… Việc phát triển kinh tế - xã hội được chú trọng đi đôi với phát triển du lịch bền vững, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, đem lại lợi ích về nhiều mặt trong quá trình khai thác CVĐC toàn cầu Đắk Nông.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Triển khai các kế hoạch nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO