Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp cho các tổ hợp tác

Phan Đinh| 20/05/2015 09:06

Trong năm 2014, Hội Nông dân tỉnh tư vấn, thành lập được 8 tổ hợp tác (THT) và đã hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật ủ phân vi sinh từ các phế phẩm nông nghiệp cho các đơn vị này. Sau khi được tiếp cận kỹ thuật, các THT đã ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thành công và đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.

ADQuảng cáo

THT vườn, ao, chuồng Kim Liên ở xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) có 10 thành viên đã được Hội Nông dân tỉnh chuyển giao kỹ thuật ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp và đến nay đã áp dụng vào chăm sóc cây trồng rất hiệu quả.

Các thành viên trong THT đều sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 50 ha đất trồng các cây lâu năm, chủ yếu là hồ tiêu, cà phê, cây ăn trái và cây ngắn ngày như ngô, hoa màu. Một số hộ dân còn chăn nuôi bò, heo nên sau khi được hội hướng dẫn kỹ thuật thì đã tận dụng nguồn phân chuồng này để sử dụng ủ phân vi sinh.

Theo bà Lê Thị Kim Liên, Tổ trưởng THT vườn, ao, chuồng Kim Liên thì đa số các hộ dân đều trồng cà phê nên sau khi thu hoạch xong và xay xát lấy nhân bán đã lấy vỏ trộn với phân chuồng, men vi sinh, một ít phân lân và u rê trộn lại và ủ khoảng 2 tháng sau là bón cho cây trồng.  Bón phân vi sinh cho cây trồng mang lại hiệu quả rất cao.

ADQuảng cáo

Nếu như trước đây, việc chăm sóc một 1 ha cà phê thì nông dân mua phân hóa học hết tới 40 -50 triệu đồng nhưng nay chi phí chỉ hết 50% do tận dụng được nguồn phân chuồng và các phế phẩm nông nghiệp sẵn có như vỏ cà phê dùng làm phân. Cây trồng bón phân vi sinh thì phát triển xanh tốt, năng suất cao.

Các THT khác cũng đã áp dụng kỹ thuật ủ phân vi sinh thành công. Chẳng hạn như THT sản xuất lúa xã Buôn Choáh (Krông Nô) đã dùng các phế phẩm từ cây lúa, cà phê… dùng để ủ phân và đã giảm được đáng kể chi phí đầu tư. THT sản xuất khoai lang Nhật Bản ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) cũng đã áp dụng kỹ thuật ủ phân vi sinh này để trồng khoai lang…

Đánh giá về sự thành công của việc chuyển giao kỹ thuật ủ phân vi sinh cho các THT, bà Nguyễn Thị Sâm, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội (Hội Nông dân  tỉnh) cho biết: “Trong quá trình chuyển giao kỹ thuật ủ phân vi sinh cho các THT thì Hội Nông dân đã chọn những người dân có trình độ kỹ thuật và có kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt để làm điểm. Với cách thức chuyển giao kỹ thuật theo cách “cầm tay, chỉ việc” nên các THT đã học tập rất nhanh và hiện nay kỹ thuật này đã được nhân rộng. Hiện nay, Hội Nông dân có trên 40 THT thì hầu hết đã nắm vững được kỹ thuật dùng phế phẩm sinh học ủ phân vi sinh".

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp cho các tổ hợp tác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO