Giáo dục và rèn luyện đạo đức của người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh

27/02/2013 10:35

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến con người và sức khỏe của con người. Người luôn coi sức khỏe của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự cường thịnh của một quốc gia, dân tộc...

Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh đặc biệt quan tâm đến con người và sức khỏe của con người. Người luôncoi sức khỏe của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự cường thịnh củamột quốc gia, dân tộc.



BácHồ nói chuyện thân mật với tri thức ngành y


Vì luôn quan tâm đếnviệc chăm sóc sức khỏe cho con người nên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vaitrò, nhiệm vụ của người thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế đối với sự nghiệpchăm sóc sức khỏe toàn dân. Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp, Người thường xuyên căn dặn, nhắc nhở cán bộ, nhân viên y tế phảicó nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình: “Người thầy thuốc chẳngnhững có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những ngườiốm yếu”. Ðiều này thể hiện rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của một người thấy thuốc:không chỉ thực hiện vai trò về chuyên môn, về y thuật, mà còn phải là người bạntinh thần, giúp đỡ, động viên tinh thần người bệnh. Quan điểm của Người về vaitrò, trách nhiệm của người thầy thuốc đã đem lại cách nhìn tổng thể về vai trò,trách nhiệm nói chung của những người lao động trong nghề y đối với bệnh nhân.

Theo Chủ tịch Hồ ChíMinh, là người chăm sóc sức khỏe của nhân dân, vai trò của ngành y tế không chỉdừng lại ở việc mổ xẻ, chữa bệnh..., mà còn làm nhiệm vụ vệ sinh phòng bệnh,không để xảy ra các dịch bệnh. Tháng 2/1949, trong “Thư gửi nam nữ học viênTrường Y tá Liên khu I”, Người viết: “Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh màcòn phải phổ biến vệ sinh”. Theo đó, xây dựng môi trường sống trong sạch, khôngcó dịch bệnh cũng là một nhiệm vụ của ngành y tế. Ðến năm 1953, vai trò, nhiệmvụ của người cán bộ y tế được Người nêu rõ hơn trong “Thư gửi Hội nghị cán bộ ytế toàn quốc năm 1953”: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinhthần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiềuthắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Nhiệm vụ ấy có hai phần: Phòng bệnhcũng cần thiết như trị bệnh…”.

Tư tưởng của Chủ tịchHồ Chí Minh về y đức được nêu rõ trong “Thư gửi Hội nghị quân y” (tháng3/1948): “Người ta có câu: “Lương y như từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốcđồng thời phải là một người mẹ hiền”. Ðến năm 1953, trong “Thư gửi Hội nghị cánbộ y tế toàn quốc năm 1953”, Người tiếp tục dặn dò: "Người cán bộ y tếphải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, phải tận tâm, tận lực phụng sựnhân dân, theo đúng nghĩa “lương y như từ mẫu”.

Có thể thấy, Chủ tịchHồ Chí Minh đi từ đạo lý truyền thống “lương y kiêm từ mẫu” để khẳng định vaitrò của đạo đức đối với nghề y. Theo đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,cán bộ, nhân viên y tế phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, trở thành “từ mẫu”“mẹ hiền”. Nói cách khác, “từ mẫu” là đạo đức cao đẹp mà cán bộ, nhân viên y tếcần hướng tới. Có tình thương của “từ mẫu”, người thầy thuốc sẽ tránh được nhữngthói hư, tật xấu, như cầu lợi, bất công, phân biệt đối xử giữa người giàu – kẻnghèo; sự hách dịch, lạnh lùng, qua loa, tắc trách khi tiếp xúc với bệnh nhân;sự kèn cựa, đố kỵ với đồng nghiệp,… Chính vì vậy, “lương y kiêm từ mẫu” là cốtlõi của đạo đức y học.

Ngoài việc rèn luyện yđức “lương y kiêm từ mẫu”, một nội dung rèn luyện nữa đối với cán bộ y tế màChủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu là “phải có chí, chịu khó, chịu khổ, phải giàulòng bác ái, hy sinh”. Ðúng vậy, nghề y là một nghề đặc biệt, bởi thế, rèn luyệnđạo đức đối với nghề y lại càng đòi hỏi rất cao, khác với những nghề khác. Hơnnữa nghề y là nghề có thời gian đào tạo lâu dài, trong khi điều kiện đất nướcđang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cáccán bộ y tế phải chịu khó, chịu khổ, khắc phục những khó khăn, thiếu thốn đểhoàn thành được nhiệm vụ cao cả mà Ðảng và nhân dân giao phó.

Bên cạnh việc nêu lêncác nội dung của rèn luyện đạo đức nghề y, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ raphương pháp, cách thức của việc giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện y đức cho cánbộ ngành y tế. Người nhắc nhở sinh viên Trường Quân y – những cán bộ, nhân viêny tế sau này, “phải chăm lo học hành, gắng thực hiện 5 điều: HĂNG HÁI, HY SINH,BÁC ÁI, ÐOÀN KẾT, KỶ LUẬT”. Hăng hái, hy sinh là hai yếu tố vô cùng cần thiếtđối với cán bộ ngành y tế. Trong những hoàn cảnh cấp bách, người cán bộ y tế cókhi phải hy sinh lợi ích của mình, thậm chí cả tính mạng vì người bệnh, vì sứckhỏe của nhân dân. Nghề y là nghề đòi hỏi tính kỷ luật cao, bởi kỷ luật làphương pháp rèn luyện và xây dựng ý thức cho mỗi con người. Nghiêm túc, khẩntrương trong các hoạt động y tế, nhất là việc thực hiện đúng, đầy đủ, cẩn thậncác bước trong quá trình khám và chữa bệnh,… là những biểu hiện cần thiết củakỷ luật nghề y. Rèn luyện bằng kỷ luật và để có tính kỷ luật là phương phápquan trọng đối với quá trình tu dưỡng y đức của người cán bộ y tế.

Khi nhắc nhở cán bộ ytế phải có tinh thần trách nhiệm và tình cảm trong sáng, cao đẹp trong công tácchăm sóc sức khỏe cho thương, bệnh binh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “lấy lòngnhân loại và tình thân ái mà cảm động, cảm hóa họ”. Tinh thần nhân ái, đức hysinh của người cán bộ y tế còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở trong “Thưgửi nam nữ học viên Trường Y tá Liên khu I”, đó là “phải giàu lòng bác ái, hysinh”.

Ngoài phương pháp “cảmhóa” đối với người bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm đến vấn đềđoàn kết của các cán bộ y tế trong sự nghiệp cao cả của mình. Ðó là đoàn kếtgiữa các bác sĩ, các nhân viên y tế để cùng chung sức, chung lòng tìm cácphương pháp chữa bệnh nhanh nhất cho bệnh nhân; đoàn kết giữa cán bộ y tế vớibệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh và chăm sóc. Ðối vớiNgười, sự đoàn kết trong nghề y không chỉ được hiểu theo nghĩa thông thường, màcao hơn, đó phải là “thật thà đoàn kết”; vì nghề y là nghề liên quan trực tiếpđến con người, đến sức khỏe và thể lực của con người.

Tuy nhiên, trong quátrình khám, chữa bệnh, có nhiều quan điểm, phương pháp điều trị khác nhau, cáchthức chăm sóc khác nhau,...; điều này tùy thuộc vào tài năng và y đức của từngcán bộ, nhân viên y tế. Chính vì vậy, muốn xây dựng một tập thể những người làmnghề y luôn đặt mục tiêu vì sức khỏe của nhân dân lên trên hết thì phải “thậtthà, đoàn kết hết mức”. Thật thà đoàn kết” sẽ giúp cho từng khâu trong toàn bộhệ thống khám, chữa bệnh hoạt động có hiệu quả và đạt chất lượng tốt nhất.

Ngày nay và mãi mãimai sau, những quan điểm về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn sáng, vẹnnguyên giá trị nhân văn cao cả và luôn là động lực, phương hướng cho sự pháttriển của nền y tế nước ta.

Theo Tạpchí Cộng sản

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giáo dục và rèn luyện đạo đức của người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO