Báo cáo của UBND tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân tỉnh

24/07/2014 13:38

LTS: Ngày 11/7/2014, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 260/BC-UBND do đồng chí Nguyễn Bốn, Phó Chủ tịch Thường trực ký thay Chủ tịch UBND; gửi Thường trực HĐND tỉnh về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh; nội dung như sau:

I. Lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng:

1. Cử tri Bon Jiêng, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Các hộ dân bị giải tỏa đất thuộc dự án xây dựng Thác Liêng Nung, đến nay đã nhiều năm nhưng chưa được nhận tiền hỗ trợ đền bù; đất không xây dựng nhưng vẫn không cho nhân dân sản xuất. Đề nghị các cấp trả lời cho nhân dân rõ đất này có thu hồi nữa hay không và trả kinh phí đền bù cho dân như thế nào?.

Trả lời:

Dự án Nhà máy Thuỷ điện Đắk Nia và Khu du lịch sinh thái Văn hoá Liêng Nung kết hợp với Thuỷ điện Đắk Nia do Công ty Cổ phần Năng lượng Trung Thành Hưng làm chủ đầu tư; ngày 15/8/2011, UBND tỉnh đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của dự án để thực hiện chủ trương của UBND tỉnh đầu tư xây dựng công viên vui chơi giải trí Liêng Nung; đến ngày 12/6/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 834/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá trị bồi hoàn đối với dự án trên. Hiện nay, UBND thị xã Gia Nghĩa đang triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch xây dựng Công viên Văn hóa Liêng Nung để đưa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh. Trước mắt, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho UBND thị xã Gia Nghĩa lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường từ Quốc lộ 28 vào khu Công viên Văn hóa Liêng Nung, để từng bước thực hiện dự án xây dựng Công viên Văn hóa Liêng Nung thành điểm du lịch văn hóa truyền thống.

Như vậy, dự án nêu trên vẫn được tiếp tục triển khai thực hiện, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cử tri: Trương Thanh Hùng, Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Văn Thiếp, thôn Boong Rinh và cử tri Nguyễn Thị Dương, thôn 9, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song kiến nghị: Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, khảo sát cấp đất tái định cư cho các hộ dân có đất bị giải tỏa cưỡng chế rừng cảnh quan quốc lộ 14 để sớm ổn định cuộc sống.

Trả lời:

Các hộ dân trên sử dụng đất thuộc rừng cảnh quan Quốc lộ 14, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Thiếp - thôn Boong Rinh và Nguyễn Thị Dương - thôn 9, xã Nâm N’Jang không đủ điều kiện tái định cư. Ngày 08/11/2013, ngày 02/6/2014, ngày 03/6/2014 phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Song đã mời hộ ông Trương Thanh Hùng và hộ bà Nguyễn Thị Đông đủ điều kiện tái định cư đến làm việc để thống nhất vị trí đất cấp tái định cư nhưng hộ ông Trương Thanh Hùng và hộ bà Nguyễn Thị Đông không nhận đất tại các khu tái định cư mà yêu cầu cấp đất tái định cư tại chỗ (khu vực cưỡng chế giải tỏa) nên phòng Tài nguyên và Môi trường không giải quyết được.

Vì vậy, đề nghị các trường hợp đủ điều kiện được tái định cư liên hệ với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Song để sớm được giải quyết.

3. Cử tri Phạm Thị Hương, thôn 9, xã Nam Bình, huyện Đắk Song kiến nghị: Gia đình bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 160m2 năm 2012 nhưng sau đó hộ ông Nguyễn Văn Sỹ cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay trên mảnh đất gia đình bà đang sở hữu. Gia đình bà đã gửi đơn đến UBND xã Nam Bình và phòng Tài nguyên và Môi trường nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đắk Song xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc trên, thông báo cho cử tri được biết.

Trả lời:

Hộ bà Phạm Thị Hương và hộ ông Nguyễn Văn Sỹ được UBND huyện Đắk Song cấp giấy chứng nhận QSD đất năm 2002; hiện tại hộ bà Phạm Thị Hương và hộ ông Nguyễn Văn Sỹ đang xảy ra tranh chấp đất đai và Tòa án nhân dân huyện Đắk Song đang thụ lý giải quyết.

4. Cử tri thôn 2, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức kiến nghị: Khu vực đất mặt đường tại thôn 2 do Trung Đoàn 726 quản lý, hiện nay người dân đã làm nhà ở ổn định, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm việc với Trung Đoàn để thu hồi diện tích trên giao về địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sớm ổn định cuộc sống.

Trả lời:

Căn cứ Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Tuy Đức.

Sau khi kiểm tra Quy hoạch của huyện đã được phê duyệt, khu vực đất mặt đường thôn 02 là đất nông nghiệp (thuộc đội 01 Trung đoàn 726 - Binh đoàn 16) đất kinh tế Quốc phòng đã được UBND tỉnh Đắk Lắk (cũ) nay là tỉnh Đắk Nông giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vì vậy, khu vực đất mặt đường thôn 02, thuộc đất kinh tế Quốc phòng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung đoàn 726, yêu cầu UBND huyện Tuy Đức làm việc với Trung đoàn 726 - Binh đoàn 16 nếu đơn vị thống nhất chủ trương, thì lập thủ tục đề nghị UBND tỉnh thu hồi đất trả về địa phương quản lý sử dụng.

5. Cử tri xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút kiến nghị: Giá bồi thường, giải phóng mặt bằng Thủy điện Tam Long, xã Hòa Phú thấp gây thiện thòi cho người dân. Đề nghị UBND tỉnh xem xét áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khi thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn cần áp dụng đúng theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

Trả lời:

Hiện nay, đơn giá bồi thường về đất và tài sản vật kiến trúc, cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện tất cả các dự án trên địa bàn tỉnh (kể cả khu vực đất xây dựng Nhà máy Thủy điện Tam Long, thuộc địa bàn huyện Cư Jút) đang được áp dụng theo các Quyết định sau:

- Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2014;

- Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 14/7/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá nhà xây dựng mới, tài sản vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh về việc quy định hệ số điều chỉnh bảng giá nhà xây dựng mới, tài sản vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh về việc quy định giá bồi thường cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Về cơ bản, đơn giá về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc hiện đang áp dụng tại các Quyết định nêu trên là phù hợp, được đa số người dân có đất bị giải tỏa đồng tình. Tuy nhiên, đơn giá một số loại cây trồng thực tế vẫn còn thấp. Do đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, rà soát và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định đơn giá bồi thường cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Về việc đề nghị xem xét áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khi thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn cần áp dụng đúng theo nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

Hiện nay, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tỉnh đang được áp dụng Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 23/02/2010 của UBND tỉnh, về việc ban hành quy định hướng dẫn một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định c­ư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 01/3/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND.

Thực tế, các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại các Quyết định nêu trên được xây dựng trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Trường hợp tại Nghị định không quy định cụ thể mà giao cho UBND tỉnh quy định, quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương thì UBND tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để ban hành các quy định cụ thể cho phù hợp, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người có đất bị thu hồi.

6. Cử tri Lục Vũ Trường Huyện, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh xem xét, quan tâm tạo điều kiện trong việc cấp GCNQSD đất cho các hộ dân tại khu tái định cư Đắk Plao và tại địa bàn một số thôn, bon thuộc xã Đắk Plao theo chủ trương miễn giảm bớt chi phí chi trả tiền đăng ký GCNQSD đất hoặc cấp GCNQSD đất miễn phí cho người dân. Vì đa số các hộ dân tại khu tái định cư Đắk Plao, một số thôn, bon thuộc xã Đắk Plao là người đồng bào dân tộc, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nên không đủ khả năng trả tiền đăng ký GCNQSD đất.

Trả lời:

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các hộ dân tái định cư và tại địa bàn một số thôn, bon xã Đắk Plao: Khu tái định cư - tái định canh xã Đắk Plao là một trong những hạng mục thuộc công trình thủy điện Đồng Nai 3 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà đại diện là Ban quản lý dự án thủy điện 6 làm chủ đầu tư. Trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư trong việc thành lập khu tái định cư - tái định canh là đảm bảo cho các hộ dân có chỗ ở và nơi sản xuất ổn định. Đơn vị chủ đầu tư đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phân lô, chia đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư.

Tái định canh ổn định đời sống và sản xuất trong đó bao gồm việc đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định. Tuy nhiên, tại một số khu vực đã được phân lô đang xảy ra tình trạng xâm chiếm của các hộ dân nên chưa thể tổ chức đăng ký GCNQSDĐ, UBND huyện Đắk G’long đã chỉ đạo các phòng ban liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích đất ở, đất sản xuất của các hộ dân, đồng thời xử lý, giải quyết dứt điểm các tranh chấp để thực hiện việc cấp GCNQSDĐ theo quy định.

Về việc miễn giảm bớt chi phí chi trả tiền đăng ký GCN QSD đất hoặc cấp GCNQSD đất miễn phí cho người dân: việc thu tiền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và các văn bản khác có liên quan. Vì vậy, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các hộ dân xã Đắk Plao trong việc đăng ký cấp GCNQSDĐ vẫn được thực hiện theo quy định.

II.Lĩnh vực giao thông:

1. Cử tri K’Sát, Bí thư chi bộ bon Btông, thôn 3, xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong kiến nghị: Hiện nay đường đi từ xã Quảng Khê vào xã Đắk Plao và các tuyến đường liên thôn, bon thuộc xã Đắk Plao bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi gây nguy hiểm cho xe và người khi lưu thông (nhất là khi mùa mưa đến và trời về tối). Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành kiểm tra, rà soát và có biên pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Trả lời:

Tuyến đường đi từ xã Quảng Khê vào xã Đắk Plao do Ban quản lý dự án thủy điện 6 đầu tư xây dựng đến nay đã xuống cấp, hư hỏng, Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong đã có văn bản đề nghị Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh xin nguồn vốn để thực hiện sửa chữa, hồ sơ đã được phê duyệt, hiện nay đang chờ bố trí kinh phí để triển khai thực hiện sửa chữa.

2. Cử tri huyện Đắk Glong kiến nghị: Hiện nay tuyến đường Quốc lộ 28, đoạn từ thị xã Gia Nghĩa đi huyện Đắk Glong cũng như đi huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hiện nay đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi do lưu lượng xe lưu thông nhiều, nhất là xe tải chở quá tải trọng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành liên quan kiểm tra, rà soát khắc phục kịp thời. Đồng thời kiến nghị với các Bộ ngành Trung ương có biện pháp mở rộng và nâng cấp lại tuyến đường trên.

Trả lời:

Đối với đoạn từ thị xã Gia Nghĩa đi huyện Đắk G’long do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, hàng năm có bố trí kinh phí sửa chữa, năm 2014 Tổng cục đường bộ đã bố trí 23,4 tỷ đồng để du tu, bảo dưỡng thường xuyên; tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện sửa chữa tuyến đường trên trong thời gian tới; Đối với đoạn qua xã Quảng Khê, huyện Đắk G'long đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 417/QĐ-BGTVT ngày 26/2/2009 với chiều dài L=3,14Km (Giai đoạn 1 có chiều dài L=2,66Km), quy mô đường cấp II và tổng mức đầu tư 144,686 triệu đồng (giá tại thời điểm năm 2009), trong thời gian qua, Sở GTVT đã luôn theo sát kế hoạch và đề nghị Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn để triển khai, nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí vốn; Đoạn từ Đắk G’long đi huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (đoạn tránh ngập thủy điền Đồng Nai 3&4) đang được triển khai thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao sử dụng trong năm 2014.

3. Cử tri xã Đắk Drô, huyện Krông Nô kiến nghị: Tuyến đường cứu hộ cứu nạn từ ngã ba xã Đắk Drô đi Buôn Chóah khởi công từ năm 2010 (dự kiến thời gian hoàn thành là 2 năm) nhưng đến nay đã hơn 3 năm vẫn chưa hoàn thành. Hiện trạng tuyến đường: Về mùa khô xe cộ lưu thông nhiều gây khói bụi, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tham gia giao thông và những hộ dân sống hai bên ven đường; mùa mưa lầy lội, xuất hiện nhiều rãnh sâu ở trên mặt đường, rất nguy hiểm cho xe và người dân lưu thông (đặc biệt sau mỗi trận mưa lớn). Nguyên nhân: Do xe tải chở quá tải trọng (chở cát) lưu thông nhiều dẫn đến mặt đường bị rạn nứt, sụt lún. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát tiếp tục đầu tư sớm hoàn thiện con đường trên để nhân dân thuận tiện trong việc đi lại và lưu thông hàng hóa, đồng thời đề nghị UBND tỉnh truy cứu nguyên nhân dẫn đến chậm trễ trong thi công, trách nhiệm thuộc về ai?.

Trả lời:

Dự án đường cứu nạn, cứu hộ xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô đã được phê duyệt và điều chỉnh dự án tại các Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 10/7/2009, Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 29/01/2010 và Quyết định số 656/QĐ-UBND ngày 17/5/2011 của UBND tỉnh dự án được phê duyệt theo quy mô đường cấp VI (miền núi), chiều dài 23Km với tổng mức đầu tư 73,50 tỷ đồng. Năm 2011 dự án đã được bố trí 30 tỷ đồng/73,5 tỷ đồng để triển khai thực hiện dự án, đơn vị thi công đã triển khai thi công đến ngày 30/12/2012 và hoàn thành một số hạng mục như nền đường, công trình thoát nước 17km/23km; lớp móng cấp phối tự nhiên 14km/18,5km; lớp cấp phối đá dăm loại 1 là 3km/18,5km, loại 2 là 4,3km/18,5km, mặt đường bê tông xi măng 3,1km/4,5km. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa được bố trí vốn thêm để triển khai thực hiện hoàn thành dự án bàn giao đưa vào sử dụng. Ngày 28/3/2014, Sở Giao thông vận tải cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và UBND huyện Krông Nô đi kiểm tra hiện trường và sẽ kiến nghị Trung ương tiếp tục bố trí vốn để triển khai thực hiện.

4. Cử tri thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút kiến nghị: Tuyến đường Tỉnh lộ 4 từ khu vực ngã 5 thị trấn Ea Tling đi huyện Krông Nô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân cũng như việc giao thương hàng hóa giữa huyện Cư Jút và huyện Krông Nô. Đề nghị Sở Giao thông vận tải sớm triển khai xây dựng tuyến đường này.

Trả lời:

Tuyến Tỉnh lộ 4 từ khu vực ngã 5 thi trấn Ea Tling đi huyện Krông Nô do Sở Giao thông vận tải quản lý, hiện nay Sở đang tổ chức đấu thầu và dự kiến sẽ triển khai thực hiện vào tháng 7/2014.

5. Cử tri Nguyễn Xuân Sơn, thôn 1, xã Nam Bình, huyện Đắk Song kiến nghị: Hiện nay trên các tuyến đường liên thôn của xã Nam Bình bị hư hỏng, lầy lội đi lại rất khó khăn dẫn đến việc lưu thông hàng hóa còn nhiều bất cập như đường từ thôn 1 xã Nam Bình đến thôn Thuận Tiến xã Thuận Hạnh đã thi công từ năm 2010 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng quan tâm có hướng khắc phục kịp thời để thuận lợi trong việc đi lại của nhân dân.

Trả lời:

Tuyến đường từ thôn 1, xã Nam Bình đến thôn Thuận Tiến, xã Thuận Hạnh được khởi công xây dựng từ năm 2010, tính đến thời điểm hiện tại khối lượng thi công đạt 85%. Trong quá trình thi công do thực hiện Nghị quyết số 11/2010/NQ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; do đó nguồn kinh phí cấp cho công trình chưa đủ nên đơn vị thi công dừng thi công từ cuối năm 2012 cho tới nay. Mặt khác với quy mô đầu tư 5,37km; trong đó có 1km độ dốc dọc i>10% mặt đường được gia cố bằng đá dăm láng nhựa, phần còn lại là mặt đường cấp phối nên tuổi thọ của công trình rất ngắn và công trình chưa được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nên không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên dẫn tới xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện nay, UBND huyện Đắk Song đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án xây dựng, đơn vị thi công thống nhất lại khối lượng và cho quyết toán khối lượng hoàn thành. Để thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, yêu cầu UBND xã Nam Bình, UBND xã Thuận Hạnh hướng dẫn nhân dân thôn 1 và thôn Thuận Tiến tổ chức họp dân và chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư đường giao thông nông thôn theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, được quy định tại Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 11/10/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn giai đoạn 2012-2015.

6. Cử tri thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút kiến nghị: Đề nghị Công an tỉnh tăng cường công tác giám sát tốc độ trên tuyến Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn huyện Cư Jút, đồng thời nếu được đề nghị Công an tỉnh nên phân cấp cho Công an huyện cùng giám sát nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý và giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông.

Trả lời:

Hiện nay phòng Cảnh sát giao thông đã bố trí Đội tuần tra kiểm soát thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến QL 14 từ địa bàn huyện Đắk Song về cầu 14 (giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk), trong đó có 02 tổ thực hiện nhiệm vụ đo tốc độ xử lý vi phạm cả ngày và đêm, tập trung nhiều cho thị trấn Đức An và Ea Tling; ngoài ra còn bố trí 02 tổ thường xuyên tuần tra lưu động trên tuyến QL 14 để giám sát hạn chế tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông.

Về việc phân cấp cho Công an huyện cùng giám sát nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý và giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông: từ năm 2004 đến nay đã phân cấp cho Công an huyện Cư Jút thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến QL 14 đoạn đi qua thị trấn Ea Tling; đồng thời ngày 20/6/2014, Công an tỉnh đã mua và trang bị cho Công an huyện Cư Jút 01 máy đo tốc độ hiện đại để Công an huyện chủ động, giám sát tốc độ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện Cư Jút.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ yêu cầu Công an tỉnh xây dựng kế hoạch tăng cường phối hợp với Công an các huyện trọng điểm như huyện Cư Jút, Đắk Mil, Đắk R’lấp để tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm tại các thị trấn, các tuyến đường Tỉnh lộ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông.

III. Lĩnh vực điện, nước sạch:

1. Cử tri các thôn: Nghĩa Hòa, Đắk Tân, Nghĩa Thắng, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Hiện nay một số hộ dân ở các thôn này vẫn chưa có điện thắp sáng; những hộ có điện thì không đủ công suất phục vụ sản xuất. Đề nghị ngành Điện lực quan tâm kéo điện và hạ áp để nhân dân có điều kiện sử dụng điện vào sản xuất.

Trả lời:

Thôn Nghĩa Hòa, Đắk Tân, Nghĩa Thắng xã Đắk Nia được cấp điện từ các trạm biến áp T79, T329 và T322. Đa số các hộ dân tại các thôn này đều đã có điện sinh hoạt, tuy nhiên có một số khu vực người dân người dân sống rãi rác và cách xa đường dây hạ áp trục chính; đường dây sau từ sau công tơ đến các hộ sử dụng điện dài, tiết diện dây nhỏ nên chất lượng điện năng không đảm bảo và mất an toàn. Do ở xa đường dây hạ áp trục chính, chất lựơng điện áp không đảm bảo nên Điện lực chưa thể cấp điện phục vụ sản xuất, tưới tiêu theo yêu cầu của người dân.

Trước mắt, để đảm bảo an toàn lưới điện, đề nghị các hộ dân chủ động phối hợp với Điện lực Gia Nghĩa để cải tạo nâng cấp đường dây vào nhà nhằm nâng cao chất lượng điện áp và đảm bảo an toàn; Điện lực Gia Nghĩa hỗ trợ nhân công kỹ thuật để cải tạo, sửa chữa đường dây từ sau công tơ vào nhà các hộ dân.

Việc đầu tư cấp điện cho các khu vực nêu trên, Sở Công Thương đã tổng hợp tham mưu UBND tỉnh đưa vào chương trình cấp điện nông thôn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013-2020, hiện nay chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm triển khai đầu tư cấp điện theo chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Cử tri Bùi Châu Tuấn, thôn 1, xã Hưng Bình và cử tri Nguyễn Ngọc Anh, thôn 7, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn xã Hưng Bình còn khoảng 40% người dân và tại thôn 7, xã Đắk Wer vẫn còn 40 hộ dân sống tập trung chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét, chỉ đạo ngành điện khảo sát, tạo điều kiện hạ trạm kéo điện cho dân sử dụng.

Trả lời:

Hiện nay khu vực thôn 1, xã Hưng Bình và thôn 7, xã Đắk Wer đa số các hộ dân đều được sử dụng điện sinh hoạt, tuy nhiên một số khu vực các hộ dân ở cách xa đường dây hạ áp, ngành điện bán điện qua công tơ bán cụm. Do đường dây sau công tơ bán cụm đến các hộ dân dùng điện dài, tiết diện dây nhỏ nên chất lượng điện năng không đảm bảo và mất an toàn. Trước mắt để đảm bảo an toàn lưới điện, đề nghị các hộ dân phối hợp với Điện lực Đắk R’lấp để cải tạo nâng cấp đường dây từ sau công tơ vào nhà nhằm nâng cao chất lượng điện áp và đảm bảo an toàn, Điện lực Đắk R’lấp sẽ hỗ trợ nhân công kỹ thuật để cải tạo, sửa chữa đường dây từ sau công tơ vào nhà các hộ dân.

Việc đầu lưới điện cho các khu vực này, UBND tỉnh sẽ đưa vào chương trình cấp điện nông thôn tỉnh giai đoạn 2013-2020, đồng thời đề nghị Công ty Điện lực Đắk Nông đưa vào chương trình đầu tư cải tạo lưới điện hàng năm của ngành điện.

3. Cử tri Nguyễn Thị Kim Hoa, thôn 4, xã Hưng Bình và cử tri Vũ Hữu Đào, thôn 2, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp kiến nghị: Đường điện do dân tự kéo chi phí rất cao, hiện nay nhiều nơi xuống cấp gây mất an toàn về điện, giá điện lại cao từ 3.700 đến 3.800đ/kg. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo ngành điện xây dựng mới hệ thống điện lưới, giảm chi phí, đảm bảo an toàn về điện cho người dân. Đồng thời xem xét thay bình hạ thế tại địa bàn thôn 2, xã Đắk Wer vì điện quá yếu, thường xuyên cúp điện vào các giờ cao điểm.

Trả lời:

Việc lưới điện xuống cấp như kiến nghị nêu trên là khu vực các hộ dân cư sống xa đường dây hạ áp trục chính, ngành điện bán điện qua công tơ bán cụm và các hộ dân tự kéo đường dây hạ áp từ sau công tơ vào nhà. Do đường dây từ sau công tơ bán cụm đến các hộ dân dùng điện dài, tiết diện dây nhỏ nên chất lượng điện năng không đảm bảo và mất an toàn, dẫn đến tổn thất điện năng, do đó giá điện các hộ dân phải trả cao hơn so với quy định. Trước mắt để đảm bảo an toàn lưới điện, giảm tổn thất điện năng, đề nghị các hộ dân chủ động phối hợp với Điện lực Đắk R’lấp để cải tạo nâng cấp đường dây vào nhà nhằm nâng cao chất lượng điện và đảm bảo an toàn, Điện lực Đắk R’lấp sẽ hỗ trợ nhân công kỹ thuật để cải tạo, sửa chữa đường dây sau công tơ vào nhà các hộ dân.

Về đầu tư cấp điện thôn 4, xã Hưng Bình: Hiện nay thôn 4, xã Hưng Bình nằm trong danh mục đầu tư thuộc Tiểu dự án giảm cường độ phát thải trong cung cấp năng lượng điện tỉnh, hiện nay dự án đã được Tổng Công ty Điện lực Miền Trung phê duyệt và đang trong giai đoạn thiết kế - bản vẽ thi công, dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2015. Riêng đối với  thôn 2, xã Đắk Wer, UBND tỉnh sẽ nghiên cứu đưa vào chương trình cấp điện nông thôn tỉnh giai đoạn 2013-2020.

4. Cử tri Trần Văn Tiến, thôn 4; cử tri Vương Quốc Định, thôn 10; cử tri Nguyễn Văn Chương, thôn 11, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn thôn 10 và thôn 11 có 586 hộ nhưng chỉ có 30 hộ được hưởng điện lưới quốc gia, các hộ còn lại phải tự kéo điện nên điện rất chập chờn và không an toàn đến tính mạng của người dân. Đề nghị ngành Điện lực quan tâm, khảo sát hạ thế điện để nhân dân yên tâm ổn định cuộc sống.

Trả lời:

Theo báo cáo của Công ty Điện lực Đắk Nông, thôn 10 và thôn 11 có 178 hộ dân mua điện trực tiếp từ ngành điện; một số khu vực dân cư của 02 thôn này sống rải rác và xa đường dây hạ áp hiện có nên việc đầu tư lưới điện rất khó khăn (hộ ông Nguyễn Văn Chương cách đường dây hạ áp trục chính khoảng 6km); do đường dây sau công tơ đến các hộ dân dùng điện dài, tiết diện dây nhỏ nên chất lượng điện năng không đảm bảo và mất an toàn, đề nghị các hộ dân chủ động phối hợp với Điện lực Đắk Song để cải tạo nâng cấp đường dây vào nhà nhằm nâng cao chất lượng điện và đảm bảo an toàn; Điện lực Đắk Song sẽ hỗ trợ nhân công kỹ thuật để cải tạo, sửa chữa đường dây từ sau công tơ vào nhà dân.

Việc đầu tư cấp điện cho các thôn trên, Sở Công Thương đã tổng hợp đưa vào danh mục đầu tư thuộc chương trình cấp điện nông thôn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013-2020; hiện nay chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm triển khai đầu tư cấp điện theo chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Cử tri Nguyễn Văn Chuyên, thôn 10, xã Nam Bình, huyện Đắk Song kiến nghị: Trên địa bàn thôn 10, xã Nam Bình đã được đầu tư hơn 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nước sạch nhưng hiện nay không sử dụng được. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, khắc phục, sửa chữa công trình trên để phục vụ nước sinh hoạt cho bà con nhân dân trong xã.

Trả lời:

Công trình nước sạch tập trung tại thôn 10 xã Nam Bình được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2004, với diện tích 378m2, diện tích sàn 25m 2, công suất thực tế 150m 3/ ngày đêm so với công suất thiết kế là 210m 3/ ngày đêm, với số hộ sử dụng thực tế là 200 hộ/444 hộ thiết kế. Công trình do Công ty khai thác nước ngầm Tân Việt làm chủ đầu tư. Công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, được bàn giao về cho chính quyền địa phương tiếp nhận quản lý. Nguyên nhân dẫn đến công trình hoạt động kém hiệu quả là do điện không ổn định, không đủ để cung cấp cho các công tơ hoạt động hết công xuất và đặc biệt là công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa công trình chưa được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra do trình độ dân trí thấp, không đồng đều, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng và quản lý các Công ty cấp nước tập trung tại đây chưa cao, sử dụng không đúng quy trình, nên công trình bị hư hỏng không sử dụng được.

Trước tình hình trên, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Song đã có đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh để sửa chữa nâng cấp công trình trên trong thời gian tới. Đối với các công trình đề nghị sửa chữa, nâng cấp trong thời gian tới cần phải thành lập tổ quản lý vận hành công trình, đồng thời tiến hành họp dân và được nhân dân đồng tình và thực hiện các khoản đóng góp theo quy định mới tiến hành sửa chữa, nâng cấp; tránh tình trạng các công trình cấp nước tập trung sau khi sửa chữa xong không có tổ chức quản lý, vận hành nên công trình lại tiếp tục hư hỏng.

IV. Chế độ, chính sách:

1. Cử tri Mai Văn Sinh, thôn 6, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra lại một số hộ gia đình bị nhiễm chất độc màu da cam đioxin, vì theo phản ánh: Hiện nay một số hộ gia đình không đạt tiêu chuẩn nhưng được hỗ trợ, nhận chế độ; một số hộ gia đình đủ điều kiện, cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh thì không được công nhận gây bất bình trong nhân dân.

Trả lời:

Việc thực hiện chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Về nội dung ông phản ánh chưa được rõ ràng, cụ thể nên không có cơ sở để xem xét trả lời. Đề nghị ông cung cấp những thông tin chính xác đối với những trường hợp không tham gia hoạt động kháng chiến, không bị ảnh hưởng chất độc da cam nhưng vẫn được hưởng chế độ của Nhà nước để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ.

2. Cử tri Đỗ Ngọc Tuân, thôn 6, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô kiến nghị: Chế độ chính sách cho người có công, bị nhiễm chất độc màu da cam đioxin của gia đình ông chưa được nhận, mặc dù ông đã làm đơn kiến nghị gửi nhiều cơ quan chức năng tỉnh, huyện xem xét giải quyết. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát lại.

Trả lời:

Hiện tại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa nhận được hồ sơ cũng như kiến nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của ông Đỗ Ngọc Tuân (thôn 6, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô). Nếu ông thuộc đối tượng được giải quyết theo qui định nêu trên, đề nghị ông liên hệ trực tiếp tại UBND xã Đắk Drô hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Krông Nô để được hướng dẫn thiết lập thủ tục hồ sơ đúng quy định.

3. Cử tri Bùi Vân, TDP 8, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút kiến nghị: Mẹ ông là bà Bùi Thị Mai thuộc đối tượng có công với cách mạng, hiện nay mẹ ông đã mất (năm 2013), gia đình ông xin chuyển hồ sơ của mẹ ông từ tỉnh Quảng Ngãi lên tỉnh Đắk Nông. Nội dung trên đã được gia đình ông làm đơn kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết dứt điểm đối với kiến nghị của ông Bùi Vân.

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1, Điều 49 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, quy định điều kiện di chuyển hồ sơ:

"a) Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;

b) Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi cư trú mới nếu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ".

Theo đó, đối với trường hợp của ông Bùi Vân kiến nghị, được áp dụng tại Khoản a) nêu trên trong trường hợp bà Bùi Thị Mai (Người có công với cách mạng) là mẹ ông khi còn sống. Nay mẹ ông đã mất (năm 2013), nên không có cơ sở để di chuyển hồ sơ. Do đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông chuyển trả hồ sơ gốc về lại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi quản lý, lưu trữ là đúng theo quy định.

Hiện tại, các chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với bà Mai và thân nhân của Người có công giúp đỡ cách mạng khi Bà từ trần đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi giải quyết đầy đủ cho chị ruột của ông Bùi Vân ở tỉnh Quảng Ngãi.

Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông cũng đã giải quyết trả lời kiến nghị của ông tại Công văn số 1521/LĐTBXH-NCC ngày 10/9/2013; đồng thời tại buổi đối thoại giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông và Thanh tra tỉnh với ông Bùi Vân theo chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh, vào ngày 27/11/2013 thì ông Bùi Vân đã khẳng định: Do không hiểu rõ các qui định của văn bản pháp luật nên đã có những kiến nghị không đúng. Việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông chuyển trả hồ sơ của mẹ ông là bà Đoàn Thị Mai về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi là đúng theo qui định, đồng thời Ông trình bày hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, tuổi cao không đủ khả năng lao động và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền quan tâm xem xét, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ gia đình ông.

Việc đề nghị của Ông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cư Jút phối hợp với UBND thị trấn Ea Tling kiểm tra tình hình thực tế hoàn cảnh gia đình ông Bùi Vân. Trường hợp gia đình ông có hoàn cảnh thực sự khó khăn, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn ông làm đơn và có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết theo quy định.

Như vậy, việc giải quyết kiến nghị của ông Bùi Vân, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã trả lời theo đúng quy định của pháp luật.

4. Cử tri Phạm Thị Hiển, Chủ tịch Hội Người cao tuổi và cử tri Vũ Văn Minh, thôn 8, xã Nam Bình, huyện Đắk Song, kiến nghị: Hiện nay chế độ phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách của Hội người cao tuổi vẫn không được hưởng trợ cấp hàng tháng, trong khi đó công việc thì nhiều mà vẫn hoạt động như các tổ chức đoàn thể khác; các chế độ trợ cấp thường xuyên của Hội người cao tuổi do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện và UBND xã giải quyết chưa được kịp thời. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm, giải quyết được kịp thời để Hội người cao tuổi yên tâm công tác và làm việc tốt hơn.

Trả lời:

Các chế độ trợ cấp thường xuyên của Người cao tuổi được thực hiện theo Luật Người cao tuổi, việc lập hồ sơ hưởng chế độ của Người cao tuổi phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cử tri Phạm Thị Hiển - Chủ tịch Hội NCT xã Nam Bình phản ánh về trường hợp của cụ Nguyễn Thị Chi (1933) và cụ Nguyễn Thị Chong (1933), cư trú tại xã Nam Bình chưa được hưởng chế độ hàng tháng.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đắk Song chưa nhận được các hồ sơ liên quan. Trường hợp đối tượng đủ điều kiện được thụ hưởng theo quy định, đề nghị UBND xã Nam Bình kiểm tra các thủ tục, hướng dẫn gia đình đối tượng lập hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp cho Người cao tuổi và gửi về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (qua hệ thống một cửa của huyện) để được xem xét, giải quyết.

5. Cử tri Hà Thị Thu, thường trú tại thôn Thanh Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô: thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Nghị định số 167/2008/NĐ-CP của Chính phủ trong giai đoạn 2008-2012 tỉnh ta đã giải quyết rất nhiều nhà ở cho các hộ gặp hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, đến nay số lượng hộ nghèo đang còn phải ở nhà tạm, nhà dột nát còn rất nhiều nhưng chính sách này không còn để hỗ trợ người nghèo. Đề nghị có ý kiến với Chính phủ quan tâm có chính sách giúp đỡ các hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở trong thời gian tới.

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh chỉ triển khai trong giai đoạn 2008-2012. Đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ và xây nhà ở cho hộ nghèo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng khoảng 3000 căn nhà.

Mặt khác, đến thời điểm hiện nay các Bộ, ngành Trung ương vẫn chưa có văn bản hướng dẫn tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn II theo Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo không huy động được.

Trong thời gian tới, nếu Chính phủ cho chủ trương tiếp tục thực hiện và UBND tỉnh huy động được nguồn kinh phí, yêu cầu chính quyền địa phương rà soát các hộ gia đình có đủ điều kiện, nhu cầu theo tiêu chí và thực hiện theo quy định bình xét để tiếp hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo của tỉnh.

V. Lĩnh y tế, giáo dục:

1. Cử tri K’Sát, Bí thư chi bộ bon Btông, thôn 3, xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 6 em (người dân tộc thiểu số tại chỗ) là sinh viên đại học các Trường Đại học tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đắk Lắk theo diện hệ cử tuyển đã tốt nghiệp Đại học gần 2 năm nay nhưng chưa được bố trí việc làm. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, sớm bố chí việc làm cho các em.

Trả lời:

Trong năm 2013, 2014, Sở Nội vụ đã nhận được 43 hồ sơ của sinh viên cử tuyển nộp về Sở Nội vụ, căn cứ số lượng hồ sơ, chuyên ngành đào tạo và hộ khẩu thường trú, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh tiếp nhận và phân công công tác cho 43 sinh viên cử tuyền về công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, trong đó huyện Đắk G’long có 04 sinh viên cử tuyển là người dân tộc thiểu số (có 01 em hộ khẩu thường trú tại xã Đắk Plao) đã được bố trí công tác theo Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc tiếp nhận và phân công công tác đối với sinh viên cử tuyển tốt nghiệp năm 2013-2014.

Các trường hợp sinh viên cử tuyển còn lại có hộ khẩu thường trú tại xã Đắk Plao tốt nghiệp, hiện UBND tỉnh, Sở Nội vụ chưa nhận được hồ sơ; yêu cầu UBND huyện Đắk G’long, UBND xã Đắk Plao thông báo cho sinh viên cử tuyển nộp hồ sơ về Sở Nội vụ để tham mưu cho UBND tỉnh bố trí công tác.

2. Cử tri Hoàng Minh Phúc, thôn 4, xã Đắk N’Drót, huyện Đắk Mil kiến nghị: Trên địa bàn xã hiện nay học sinh học hết cấp II rất nhiều, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo xuống khảo sát. Nếu đủ điều kiện theo quy định, xem xét có thể quy hoạch xây dựng trường cấp III hoặc mở phân hiệu trường cấp III tại xã tạo điều kiện cho các cháu được học cao hơn và không phải đi học xa.

Trả lời:

Theo quy hoạch hệ thống Trường THPT cụm các xã Đắk Gằn, Đắk Rla, Đắk N’Drót đã có Trường THPT Quang Trung với quy mô xây dựng trường THPT là 1.200 học sinh. Hiện nay, năm học 2013-2014 Trường THPT Quang Trung có tổng số học sinh là 748 em. Nghĩa là trong thời gian tới Trường THPT Quang Trung vẫn còn đáp ứng nhu cầu vào học THPT của con em nhân dân ba xã trên.

Mặt khác, mỗi khối học sinh THCS của xã Đắk N’Drót hiện nay chỉ có khoảng gần 100 em, chỉ tổ chức được 2-3 lớp. Theo đặc điểm của chương trình THPT, Trường THPT phải có quy mô từ 10-13 lớp. Do đó, xét về nguồn tuyển sinh hiện nay xã Đắk N’Drót huyện Đắk Mil không đủ điều kiện mở trường THPT riêng.

3. Cử tri Trần Thị Thoa, thôn 1, xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp: Hiện nay chế độ hỗ trợ học phí cho hộ nghèo có con em đi học theo Nghị định 49 của Chính phủ tại xã Hưng Bình không được nhận. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, giải thích cho bà con được rõ chế độ chính sách trên có được hỗ trợ hay không? Nếu được khi nào hỗ trợ?.

Trả lời:

Theo báo cáo UBND huyện Đắk Rlấp, học kỳ II năm học 2012-2013, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đang tiến hành chi trả chế độ học phí cho học sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP nhưng không có hồ sơ của con em bà Trần Thị Thoa.

Qua xem xét hồ sơ cho thấy, bà Trần Thị Thoa thuộc hộ nghèo của xã Hưng Bình có ba người con là Trần Thị Hiền, Trần Thị Lý, Trần Thị Luận là đối tượng được hỗ trợ chế độ học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Năm 2013 ba học sinh này nộp hồ sơ chậm, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đang tham mưu UBND huyện, Sở Tài chính cấp kinh phí truy lĩnh cho ba học sinh trên. Đề nghị bà Trần Thị Thoa liên hệ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đắk R’lấp để được hướng dẫn giải quyết.

4. Cử tri Hoàng Tiền Tuyến, thôn 9, xã Nam Bình, huyện Đắk Song, kiến nghị: Căn cứ Nghị định 49 của Chính phủ về việc hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên nhưng có một số em học sinh tại xã Nam Bình chỉ được nhận trong năm 2011 còn các năm khác không được hỗ trợ từ nguồn trên. Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, trả lời cho cử tri được biết.

Trả lời:

Theo báo cáo của UBND huyện Đắk Song, trường hợp con của ông Hoàng Tiền Tuyến cư trú tại thôn 9, xã Nam Bình, huyện Đắk Song là em Hoàng Thị Kiều Oanh và Hoàng Tiến Tài. Năm học 2012-2013 đã nhận đầy đủ chế độ theo quy định; Năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012 gia đình ông Tuyến không nộp hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện theo đúng quy định nên hồ sơ không đủ điều kiện để giải quyết chế độ.

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 29/2011/TTLT - BGDĐT - BTC - BTBXH của Liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội. Bắt đầu vào đầu kỳ học phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Nghị định số 49/NĐ-CP. Đến nay tất cả các hồ sơ nộp đúng thời gian quy định, hồ sơ đầy đủ và đủ điều kiện được hưởng sau khi các xã tổng hợp lên đều đã được giải quyết.

Kể từ ngày 01/9/2013 trở về sau: việc nộp hồ sơ, quy định một số đối tượng thụ hưởng, phương thức chi trả….đã được sửa đổi, bổ sung thực hiện theo Nghị định số 74/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ đến nay do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp với cơ sở giáo dục mà con em mình đang theo học để được hướng dẫn cụ thể.

5. Cử tri Võ Thị Kim Khanh - Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Tạ Thị Kiều, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song kiến nghị: Trong năm học 2013 – 2014, Trường Mẫu giáo Tạ Thị Kiều đã có 592 em học sinh/16 lớp học và có 12 điểm trường; trong đó có 5 điểm trường đang bị xuống cấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, khó khăn không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của các em học sinh nên hàng năm Nhà trường đều kêu gọi vận động từ các bậc phụ huynh hỗ trợ. Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt hơn.

Trả lời:

Trường mẫu giáo Tạ Thị Kiều xã Nâm N’Jang có 592 học sinh/17 lớp, 12 điểm trường (18 phòng học). Có 11 phòng học được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước. Hiện còn 07 phòng học tạm do nhân dân đóng góp làm bằng gỗ, lát nền ở 04 điểm trường gặp nhiều khó khăn nhất, cụ thể:

+ Điểm thôn 1: có 23 học sinh/01 phòng học gỗ tạm đã lâu, hiện đã xuống cấp.

+Điểm thôn 5: có 21 học sinh/01 phòng học gỗ tạm đã xuống cấp.

+ Điểm thôn 10: có 45 học sinh, 01 phòng học gỗ tạm, học sinh vượt quá 28% số học sinh/lớp theo quy định.

+ Điểm thôn 11: có 41 học sinh, 01 phòng học gỗ tạm, thiếu nước sinh hoạt, học sinh vượt quá 17% số học sinh trên lớp quy định.

Như vậy, ở các điểm trường trên, còn gặp khó khăn như: phòng học xuống cấp, thiếu phòng học và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô.

Uỷ ban nhân dân huyện Đắk Song đã xây dựng kế hoạch xóa phòng học tạm mượn của mầm non. Trong năm học 2012 -2013, đã xây dựng được 02 phòng học tại điểm thôn 4.

Tuy nhiên, khi Nghị quyết số 34/2013/NQ-HĐND ngày 19/12/2013 của HĐND tỉnh “về việc thông qua Đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên các trường học mầm non, phổ thông công lập ở tỉnh giai đoạn 2014 - 2016” và Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 09/12/2013 của UBND tỉnh “về việc phê duyệt kế hoạch triển khai xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh tại các trường học mầm non, trường phổ thông công lập ở tỉnh giai đoạn 2014 - 2016” ban hành, trong đó cơ cấu vốn nêu rõ “công trình phòng học thuộc xã vùng I: 100% vốn huy động của địa phương”; công trình vệ sinh giếng nước xã vùng I: 100% nguồn vốn huy động xã hội hóa”. Vì vậy, các nguồn vốn xây dựng xóa phòng học tạm, xây nhà vệ sinh, giếng nước giai đoạn 2014 - 2016 ưu tiên 100% cho vùng đặc biệt khó khăn (vùng 3) và vùng hỗ trợ 50% cho vùng 2.

Để giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất đã nêu của Trường Mẫu giáo Tạ Thị Kiều nói riêng, của các trường học mầm non, tiểu học, THCS tại các xã vùng I nói chung, cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn và ngành giáo dục cần tích cực, chủ động có phương án thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa các nguồn vốn trong nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp…thực hiện tu sửa, xóa phòng học tạm, nhà vệ sinh, đào giếng nước….đảm bảo phục vụ cơ bản nhu cầu dạy học trong giai đoạn 2014 - 2016. Đồng thời phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát, cân đối kinh phí được giao tham mưu UBND huyện Đắk Song cho nâng cấp mở rộng, xóa 01 phòng học tạm tại điểm trường thôn 1 đưa vào sử dụng trong năm học 2014 - 2015.

6. Cử tri Trần Tuấn Phương, công tác tại Trạm Y tế xã Nam Xuân, huyện Krông Nô: xã Nam Xuân được thành lập năm 2008, nhưng Trạm Y tế xã trong 06 năm nay vẫn phải làm việc trong căn nhà mượn của y tế thôn Thanh Sơn với diện tích 25m2. Hiện nay nhà tạm này đã hư hỏng, không đủ điều kiện để khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã Nam Xuân (7.045 khẩu, chủ yếu là người dân tộc thiểu số). Đề nghị quan tâm sớm đầu tư xây dựng Trạm Y tế xã để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân.

Trả lời:

Phản ánh của cử tri xã Nam Xuân trên là hoàn toàn đúng với thực tế. Việc Trạm Y tế xã Nam Xuân chưa được đầu tư xây dựng là do các nguyên nhân sau:

- Trạm Y tế xã Nam Xuân được thành lập từ năm 2008 nhưng đến năm 2012 mới được bố trí đất để xây dựng.

- Năm 2013, UBND huyện Krông Nô đã đề nghị UBND tỉnh ghi vốn xây dựng công trình: Trạm Y tế xã Nam Xuân và Đức Xuyên; đồng thời đã được UBND tỉnh đồng ý về chủ trương và giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư triển khai các thủ tục theo quy định, tuy nhiên do chưa bố trí được nguồn vốn nên đến nay vẫn chưa được triển khai đầu tư xây dựng.

Nhận thấy được sự cấp thiết phải đầu tư xây dựng Trạm Y tế xã Nam Xuân và Đức Xuyên, Sở Y tế đã làm việc và thống nhất với Bộ Y tế, Ban Quản lý dự án ADB giai đoạn 2, bổ sung danh mục 02 Trạm Y tế nói trên vào dự án ADB (giai đoạn 2014-2018) theo quy định.

VI. Lĩnh vực tài nguyên - môi trường, nông nghiệp:

1. Cử tri xã Đắk Drô, huyện Krông Nô kiến nghị: Diện tích đất bị thu hồi để giải phóng mặt bằng làm đập công trình thủy lợi K62 (đã được đền bù giải tỏa). Hiện nay đập thủy lợi đã làm xong và diện tích đất còn lại khoảng hơn 1ha, đề nghị UBND tỉnh xem xét giao lại cho địa phương quản lý để xây dựng các công trình phúc lợi, tránh tình trạng các hộ dân lấn chiếm sử dụng vào mục đích riêng.

Trả lời:

Diện tích đất thu hồi để giải phóng mặt bằng phục vụ thi công công trình thủy lợi Đắk Rồ hiện tại Ban quản lý các dự án thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm thủ tục để bàn giao cho Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông theo quy định. Đất này sẽ được công ty sử dụng làm kho vật liệu dự phòng để sửa chữa các hạng mục công trình về sau.

2. Cử tri Đoàn Thanh Thảo, thôn 2, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song kiến nghị: Hiện nay tình trạng quản lý và bảo vệ rừng tại Công ty TNHH MTV Đắk N’tao thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng phá rừng ngày càng nghiêm trọng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, xử lý những trường hợp trên để tránh tình trạng bức xúc của nhân dân.

Trả lời:

Tổng diện tích tự nhiên Công ty TNHH MTV Đắk N’tao đang quản lý là 12.993,85 ha. Trong đó đất có rừng 11.215,99 ha và đất chưa có rừng 1.777,86 ha nằm trên địa giới hành chính 02 huyện là Đắk Song và Đắk G’long, có tuyến đường Tỉnh lộ 6 chạy dọc xuyên suốt theo chiều dài lâm phần.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm các huyện Đắk Song và Đắk G’long, 6 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song và Đắk G’long đã phối hợp với chính quyền địa phương 2 huyện và Công ty TNHH MTV Đắk N’tao tiến hành nhiều biện pháp như: chốt chặn, tăng cường tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi phá rừng trái pháp luật, phát hiện và lập biên bản xử lý 14 vụ phá rừng thiệt hại 11,63 ha. Trong đó:

- Thuộc địa giới hành chính huyện Đắk Song 10 vụ/5,5 ha; đã xử lý hành chính 03 vụ/0,54 ha; khắc phục hậu quả 04 vụ/1,67 ha; chuyển điều tra hình sự 02 vụ/2,63 ha; chưa xử lý 01 vụ/0,66 ha.

- Thuộc địa giới hành chính huyện Đắk G’long 04 vụ/6,13 ha đã xử lý hành chính 02 vụ/0,36 ha và chuyển điều tra hình sự 02 vụ/5,77 ha.

Các vụ phá rừng nêu trên đã được Công ty TNHH MTV Đắk N’tao phối hợp lập và bàn giao hồ sơ cho Hạt Kiểm lâm xử lý theo quy định của pháp luật.

Do tình hình phá rừng, khai thác trụ tiêu…thuộc lâm phần công ty TNHH MTV Đắk N’tao quản lý và dọc theo tuyến đường Tỉnh lộ 6 vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nhằm ngăn chặn, giảm thiệt hại do phá rừng, Hạt Kiểm lâm các huyện Đắk Song và Đắk Glong phối hợp với chính quyền địa phương và Công ty TNHH MTV Đắk N’tao triển khai kế hoạch thực hiện trong thời gian tới như sau:

- Hạt Kiểm lâm các huyện Đắk Song và Đắk G’long tiếp tục tham mưu UBND các huyện Đắk Song và Đắk G’long chỉ đạo Đoàn kiểm tra thực hiện Chỉ thị 12/TTg các huyện Đắk Song, Đắk G’long phối hợp với Công ty TNHH MTV Đắk N’tao, UBND các xã tăng cường chốt, chặn tại các khu vực trọng điểm xảy ra hành vi phá rừng, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động Đoàn 12/TTg; Thiết lập hồ sơ vi phạm về hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất rừng trái pháp luật tại khu vực thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Đắk N’Tao quản lý. Tiến hành sàng lọc các đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu xây dựng phương án cưỡng chế giải tỏa đảm bảo đúng trình tự thủ tục pháp lý.

- Tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của cộng đồng về tác dụng và giá trị của rừng, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng và tố giác các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tổ chức truy quét tận gốc nhằm ngăn chặn không để xảy ra tình trạng vi phạm có tổ chức, đông người.

3. Cử tri Hoàn Văn Miêu, Thôn 5, xã Đắk N’Drót, huyện Đắk Mil kiến nghị: Theo thông báo thì xã Đắk N’Drót được cấp 13 con bò để hỗ trợ các hộ nghèo chân nuôi vươn lên thoát nghèo, các thôn đã tổ chức bình chọn các hộ nghèo được hỗ trợ bò theo đúng quy định và các hộ trên làm xong chuồng bò theo yêu cầu. Tuy nhiên đến nay đã gần 01 năm các hộ trên vẫn chưa được nhận bò, nhiều hộ phải đi vay tiền làm chuồng, gặp rất nhiều khó khăn, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm cấp bò cho các hộ dân như đã thông báo.

Trả lời:

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thực hiện dự án, chương trình nào liên quan đến cấp phát bò để hỗ trợ các hộ nghèo chăn nuôi vươn lên thoát nghèo như cử tri Hoàn Văn Miêu kiến nghị. UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Đắk Mil kiểm tra kiến nghị của cử tri, báo cáo kết quả cho cử tri được biết.

VII. Lĩnh vực đầu tư, xây dựng:

1. Cử tri các thôn: Nghĩa Hòa, Đắk Tân, Nghĩa Thắng, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Từ khi thành lập xã đến nay, các thôn này vẫn chưa có Hội trường thôn để sinh hoạt, đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng.

Trả lời:

- Việc triển khai xây dựng Hội trường thôn Nghĩa Hòa, xã Đắk Nia, UBND xã đã hợp đồng với đơn vị tư vấn, lập hồ sơ thiết kế, dự toán chi phí xây lắp công trình hội trường thôn Nghĩa Hòa. Về kinh phí xây dựng hội trường UBND xã Đắk Nia đang kêu gọi, vận động Doanh nghiệp tài trợ và đề xuất UBND thị xã sớm bố trí kinh phí, đồng thời xin chủ trương của Hội đồng nhân dân xã được phép sử dụng nguồn quỹ xây dựng hạ tầng của nhân dân trên địa bàn, điều tiết phân bổ để tiến hành thi công xây dựng thôn Nghĩa Hòa trong năm 2014.

- Về thôn Đắk Tân đã có Hội trường thôn được xây dựng từ năm 1999 bằng nhà gỗ, lợp tôn, đến nay đã xuống cấp. Tháng 6/2012, UBND xã Đắk Nia đã đề xuất và được UBND thị xã cho phép mượn tạm lớp học tại phân hiệu 2 Trường Tiểu học Tô Hiệu cho thôn làm nơi hội họp sinh hoạt, song cán bộ và nhân dân thôn Đắk Tân không tổ chức các hoạt động tại địa điểm này. Căn cứ Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thôn, bon có đông đồng bào dân tộc thiểu số thị xã Gia Nghĩa theo hướng đầu tư phát triển bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; trong danh mục đầu tư cơ sở hạ tầng có công trình Hội trường thôn Đắk Tân với quy mô 150 chỗ ngồi, hiện đang chờ các cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư xây dựng.

- Về thôn Nghĩa Thắng: Trong thời gian qua cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đã có sự quan tâm tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng cho thôn Nghĩa Thắng hoạt động và đã đưa vào chỉ tiêu xây dựng Hội trường thôn vào Nghị  quyết HĐND xã; UBND xã kêu gọi Doanh nghiệp hỗ trợ, song đến tháng 12/2013, UBND thị xã Gia Nghĩa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xác định rõ địa giới mốc hành chính theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP của 03 đơn vị: Đắk Nia, Phường Nghĩa Trung, Nghĩa Tân. Qua kết quả thống kê số hộ thực tế thì hiện nay thôn có 72 hộ; trong đó có 43 hộ dân thuộc địa phận địa giới hành chính tại phường Nghĩa Trung, có 02 hộ dân thuộc địa giới hành chính tại phường Nghĩa Tân (UBND xã đã hướng dẫn các hộ gia đình hiện đang sinh sống tại vị trí thuộc đơn vị hành chính của phường nào thì chuyển hộ khẩu về tại đơn vị đó để thuận tiện trong quản lý), còn lại 27 hộ dân là thuộc địa giới hành chính xã Đắk Nia quản lý. Số hộ dân còn lại của thôn Nghĩa Thắng hiện có 27 hộ không đủ điều kiện để duy trì tổ chức và hoạt động của thôn theo quy định, UBND xã dự kiến sáp nhập phần diện tích và 27 hộ dân trên vào thôn Đồng Tiến để quản lý, do đó công tác triển khai xây dựng Hội trường thôn tạm thời chưa thể triển khai được.

2. Cử tri Hoàng Minh Phúc, thôn 4, xã Đắk N’Drót, huyện Đắk Mil kiến nghị: Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa và nâng cấp tuyến đường từ 304 vào trung tâm xã để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, vì hiện nay đường xuống cấp, hư hỏng nhiều.

Trả lời:

Theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh về việc quy định về nguồn vốn, lĩnh vực phân cấp và điểm số phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN do tỉnh quản lý giai đoạn 2012-2015, quy định đối với đường giao thông: ngân sách tỉnh sẽ đầu tư các tuyến đường Tỉnh lộ, đường liên huyện; đường trục chính đô thị của huyện, thị xã mới chia tách; hỗ trợ 50% dự toán đối với các đường giao thông liên xã từ 03 xã trở lên; ngân sách huyện và các nguồn vốn khác đầu tư các công trình còn lại.

Như vậy, tuyến đường 304 vào trung tâm xã Đắk N’Drót, huyện Đắk Mil là tuyến đường nhánh trong nội vùng của xã, theo phân cấp quản lý việc đầu tư đường giao thông nông thôn thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Đắk Mil, cho nên việc đầu tư công trình này thuộc trách nhiệm của UBND huyện. Trước mắt để đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con thôn 4, xã Đắk N’Drót, huyện Đắk Mil; UBND tỉnh yêu cầu huyện Đắk Mil quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa tuyến đường này từ nguồn vốn tỉnh đã phân cấp cho huyện tại Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 14/3/2013 về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2014 và các nguồn vốn hợp pháp khác của huyện.

3. Cử tri thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút kiến nghị: Cống thoát nước (thuộc lý trình km 1798+192,86) có chiều dài khoảng 1km mặt cống thoát nước nằm cao hơn so với mặt đường, gây ngập úng cho các hộ xung quanh vào mùa mưa. Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Ban quản lý đường Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư Công ty TNHH đầu tư xây dựng lắp đặt công trình Toàn Mỹ 14, đơn vị thiết kế điều chỉnh lại cống thoát nước cho phù hợp.

Trả lời:

Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Nhà đầu tư Công ty TNHH đầu tư xây dựng lắp đặt công trình Toàn Mỹ 14, đơn vị thiết kế kiểm tra có biện pháp khắc phục cho phù hợp.

4. Cử tri xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút kiến nghị: Được sự quan tâm của các cấp, các ngành đến nay hệ thống thoát nước dọc hai bên tuyến đường thuộc dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh và cầu Srêpốk về cơ bản đã được triển khai xây dựng xong, tuy nhiên theo phản ánh của cử tri hiện còn 600m (từ km 1793+00 đến km 1793+600) chưa được triển khai thi công hệ thống cống thoát nước. Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Ban quản lý đường Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị thi công sớm triển khai xây dựng hệ thống cống thoát nước 2 bên đường thuộc lý trình nêu trên.

Trả lời:

Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp, làm việc với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh rà soát lại và chỉ đạo đơn vị thi công sớm triển khai xây dựng.

5. Cử tri Nông Thị Liên, thôn 4, xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong kiến nghị: Tại khu tái định cư Đắk Plao, phía sau mặt đường liên xã có 02 dãy nhà nằm phía dưới thung lũng khu tái định cư vào mùa mưa có hiện tượng sạt lở đất vào nhà nười dân gây nguy hiểm đến tính mạng con người và ảnh hưởng đến đời sống. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra và xây dựng bờ kè đất cho an toàn.

Trả lời:

Trước khi người dân nhận nhà tại khu tái định cư, UBND huyện Đắk Glong đã chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng kiểm tra tất cả các vị trí nhà không đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng. Sau khi có kết quả kiểm tra, Ủy ban nhân dân huyện đã yêu cầu UBND xã Đắk Plao không cho người dân nhận nhà tại các khu vực không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hộ bà Nông Thị Liên và một số hộ dân khác vẫn nhận nhà tại các khu vực nói trên. Trong quá trình sử dụng, Ban quản lý dự án thủy điện 6 chỉ có trách nhiệm bảo hành công tình theo thời gian quy định là 12 tháng, tính từ khi bàn giao nhà. Sau khi người dân nhận nhà, để đảm bảo an toàn cho khu vực này, UBND huyện đã yêu cầu BQLDA thủy điện 6 xây dựng mương thoát nước từ phía thượng nguồn nhằm đảm bảo cho việc thoát nước an toàn tại khu vực này và tránh sạt lở đất. Do vậy, để bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của các hộ dân tại khu vực này, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Đắk Glong đề nghị gia đình bà Nông Thị Liên và các hộ dân khác phải khơi nguồn và có kế hoạch tu sửa để tạo sự thông thoáng cho mương thoát nước.

6. Cử tri Mai Xuân Lộc, thôn Đắk Lư, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song kiến nghị: Hiện nay trên đoạn đường thôn Đắk Lư, xá Nâm N’Jang có 03 km đường dốc đã được cán bộ và nhân dân trong thôn nhiều lần đề nghị lên cấp trên xem xét hỗ trợ san ủi để thuận lợi cho việc đi lại của các em học sinh cũng như trong việc vận chuyển lưu thông hàng hóa nhưng đến nay chưa được giải quyết. Đề nghị các cấp quan tâm, xem xét hỗ trợ để nhân dân trong thôn có được con đường đi lại được thuận tiện hơn

Trả lời:

Hiện nay trên địa bàn huyện Đắk Song có rất nhiều tuyến đường thôn, bon là đường đất; UBND huyện đã có kế hoạch đầu tư sửa chữa và xây dựng mới được một số tuyến đường giao thông nông thôn trọng điểm.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp, kinh phí đầu tư do UBND tỉnh phân cấp còn quá ít. Để huy động sức dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới; ngày 11/10/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND “Về việc ban hành quy định thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn giai đoạn 2012-2015”.

Trên cơ sở đó, hàng năm UBND huyện Đắk Song đã có văn bản hướng dẫn, yêu cầu UBND các xã, thị trấn thực hiện đăng ký xây dựng đường giao thông nông thôn theo hình thức và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại thì danh mục đăng ký đường giao thông nông thôn của UBND xã Nâm N’Jang gồm 04 công trình, trong đó có 02 công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật năm 2012 và 02 công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật năm 2013, nhưng không có đường giao thông nông thôn thôn Đắk Lư. Vì vậy, để UBND huyện có cơ sở ghi vốn thực hiện đầu tư đường giao thông nông thôn thôn Đắk Lư, yêu cầu UBND xã Nâm N’Jang hướng dẫn nhân dân thôn Đắk Lư tổ chức họp dân và chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

VIII. Các lĩnh vực khác:

1. Cử tri thôn 9, xã Cư Knia, huyện Cư Jút kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn thôn 9, xã Cư Knia có 120 hộ dân có hộ khẩu tại xã Cư Knia nhưng theo địa giới hành chính thì thuộc xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil. Theo quy định thì phải chuyển hộ khẩu của các hộ dân nói trên về xã Đắk Rla quản lý, các hộ có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch hành chính tại xã Đắk Rla. Tuy nhiên, bà con mong muốn được sinh sống, cư trú và thực hiện các giao dịch hành chính tại xã Cư Knia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà trong việc đi lại và phù hợp với thói quen sinh hoạt vốn có của bà con. Đề nghị UBND tỉnh xem xét có ý kiến chỉ đạo và có văn bản trả lời cho bà con nhân dân biết.

Trả lời:

Hiện nay trên địa bàn xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil (tại thôn Năm Tầng) có 120 hộ dân (700 khẩu) có hộ khẩu đăng ký thường trú tại thôn 9, xã Cư Knia, huyện Cư Jút đã xâm cư và xâm canh từ nhiều năm. Theo nguyên tắc quản lý, số hộ dân này phải chuyển về cho chính quyền xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil quản lý. Tuy nhiên nguyện vọng của bàn con vẫn muốn để cho xã Cư Kia quản lý vì cự ly về trung tâm xã Đắk Rla qua xa đi lại giao dịch với chính quyền xã Đắk Rla rất khó khăn.

Xét thấy việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã tại khu vực này để đưa cụm dân cư về địa phận xã Cư Knia rất khó khả thi; mặt khác, tại thôn Năm Tầng (xã Đắk Rla) đã có đề án đề nghị thành lập mới xã Đắk Gang (thuộc huyện Đắk Mil) đang chờ Chính phủ cho chủ trương; vì vậy trước mắt, giữ nguyên hiện trạng quản lý nhân khẩu hiện nay do chính quyền xã Cư Knia, huyện Cư Jút quản lý cho đến khi thành lập mới xã Đắk Gang thì giao về cho xã Đắk Gang quản lý. Việc quản lý tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn này do Công an huyện Cư Jút phối hợp với Công an huyện Đắk Mil quản lý, phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ thành lập mới xã Đắk Gang, nếu phát sinh các hộ mới (do tách hộ, do xâm cư) ngoài 120 hộ này thì giao cho chính quyền xã Đắk Rla quản lý.

2. Cử tri Võ Thị Lan, thôn Boong Rinh, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song kiến nghị: Trong thời gian vừa qua UBND huyện đã tổ chức đoàn cưỡng chế giải tỏa Rừng cảnh quan quốc lộ 14 đi ngang qua xã Nâm N’Jang. Trước khi đoàn tổ chức cưỡng chế đã thu hồi các loại tài sản như: Bằng tổ quốc ghi công, huân huy chương kháng chiến nhưng không lập biên bản. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đắk Song báo cáo vụ việc trên và xem xét hoàn trả lại tài sản cho nhân dân.

Trả lời:

Ngày 26/04/2014, UBND huyện Đắk Song đã phối hợp với Đoàn công tác của tỉnh tiến hành tổ chức cưỡng chế, giải toả các hộ gia đình lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái pháp luật tại khu rừng phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14; trong đó có hộ gia đình bà Võ Thị Lan là vợ của ông Trương Thanh Hùng.

Theo quy định của pháp luật, trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.

Trong đợt cưỡng chế, giải tỏa có 26 hộ gia đình thì có 04 hộ gia đình không chấp hành và từ chối nhận tài sản là hộ gia đình bà Võ Thị Lan (vợ ông Trương Thanh Hùng), Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Văn Thiếp và Đinh Văn Vinh. Vì vậy, đoàn cưỡng chế đã phải lập biên bản thống kê tài sản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và lập biên bản niêm phong đối với tài sản cần phải niêm phong; sau đó vận chuyển toàn bộ tài sản của các hộ gia đình này về kho của UBND xã Nâm N’Jang để trông giữ, bảo quản. Trong số tài sản của hộ gia đình bà Võ Thị Lan có Bằng Tổ quốc ghi công, Huân huy chương kháng chiến.

Thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, UBND huyện Đắk Song đã ban hành 02 lần thông báo để các hộ gia đình đến nhận tài sản. Đối với hộ gia đình bà Võ Thị Lan đã có Thông báo số 61/TB-UBND ngày 08/05/2014 (lần thứ nhất) và Thông báo số 83/TB-UBND ngày 03/06/2014 (lần 2) về việc nhận tài sản sau cưỡng chế, nhưng không thấy các hộ trên đến nhận tài sản, đề nghị các trường hợp trên liên hệ với UBND huyện Đắk Song để được nhận lại tài sản.

3. Cử tri Lê Hữu Phước, thôn Xuân Lộc 1, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil kiến nghị: Theo quy định tại khoản 1, điều 5 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân; diện tích đất được phép tách thửa đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh thì diện tích đất ở tại khu vực nông thôn được phép tách thửa có diện tích từ 120 m2 trở lên và cạnh nhỏ nhất của thửa đất có kích thước từ 5,0 m trở lên tính từ chỉ giới xây dựng là không phù hợp, gây khó khăn cho người dân, vì ở nông thôn chiều sâu của thửa đất thường dài do đó đề nghị tỉnh xem xét tạo điều kiện cho người dân được tách thửa thấp hơn quy định trên.

Trả lời:

Qua thời gian thực hiện Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ gia đình và cá nhân; diện tích đất được phép tách thửa đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận được nhiều ý kiến của cử tri và một số ý kiến góp ý của UBND các huyện, thị xã liên quan đến các quy định tại Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND. Trong đó nhiều ý kiến đề cập đến những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Qua tổng hợp, các ý kiến, kiến nghị đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Phòng chuyên môn nghiên cứu tình hình sử dụng đất của nhân dân trên địa bàn tỉnh để dự thảo các quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất, diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Hiện nay dự thảo đã được xây dựng xong (theo hướng giảm diện tích tối thiểu được phép tách thửa) và đang gửi tới các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã để lấy ý kiến góp ý. Sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định ban hành quy định mới để thay thế cho Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND, ngày 21/4/2011 vào thời điểm sau ngày 01 tháng 7 năm 2014 (ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành).

4. Cử tri Điểu Lanh, bon Bu N’đơr, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức kiến nghị: Cánh đồng lúa nước ở suối Đắk M’Blanh dự kiến quy hoạch 80 ha nhưng hiện nay mới đưa vào khai thác được 15 ha. Đối với diện tích còn lại chưa có hệ thống kênh mương thủy lợi nên không thể trồng lúa như dự kiến, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi để bà con phát triển cây lúa nước theo dự kiến quy hoạch.

Trả lời:

Theo phân cấp thực hiện đầu tư hiện nay, hệ thống kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn đã được giao cho UBND huyện Tuy Đức xây dựng kế hoạch và được UBND tỉnh giao vốn để triển khai đầu tư hàng năm. Vậy yêu cầu UBND huyện Tuy Đức tiến hành kiểm tra xác thực mục đích hiện có để lập kế hoạch đầu tư theo quy định.

5. Cử tri Nguyễn Đình Minh, thôn 1, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp kiến nghị: Khu vực thôn 1, xã Nhân Đạo gần nhà máy Alumin Nhân Cơ hiện tại mới bắt đầu đi vào hoạt động nhưng đã gây ô nhiễm, khói, bụi…làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Nếu sau này đi vào hoạt động thường xuyên thì sẽ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường. Đề nghị chính quyền các cấp xem xét, có biện pháp khắc phục ô nhiễm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Trả lời:

Để giải quyết nội dung kiến nghị nêu trên, ngày 16/6/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49); Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk R’lấp, UBND xã Nhân Đạo; đại diện Ban quản lý dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ và ông Nguyễn Đình Minh cử tri có kiến nghị nội dung trên đã tiến hành kiểm tra thực tế tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ và khu vực dân cư thôn 1, xã Nhân Đạo;

Kết quả kiểm tra, làm việc cho thấy: Hiện trạng Nhà máy đang trong giai đoạn thi công dự kiến trong tháng 8/2014 nhà máy sẽ vận hành thử nghiệm (theo báo cáo của Ban quản lý dự án); Tại khu vực dân cư thôn 1, xã Nhân Đạo theo cử tri Nguyễn Đình Minh kiến nghị có khoảng cách đến Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ khoảng 2 km; cách hồ bùn đỏ khoảng hơn 1 km.

Ý kiến của cử tri và các cơ quan liên quan tại buổi làm việc:

* Cử tri Nguyễn Đình Minh: Cử tri không kiến nghị Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ hiện tại mới bắt đầu đi vào hoạt động nhưng đã gây ô nhiễm, khói, bụi… làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân theo văn bản của UBND tỉnh mà chỉ phân vân là sau này Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ đi vào hoạt động có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân hay không?

* Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk R’lấp: Khi Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ được triển khai xây dựng đã được các cơ quan có chức năng thẩm định và phê duyệt các hồ sơ liên quan đến bảo vệ môi trường, an toàn lao động, sự cố môi trường…

* UBND xã Nhân Đạo: Trong quá trình hoạt động của nhà máy, công tác bảo vệ môi trường sẽ được Chủ dự án thực hiện hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan có chức năng liên quan; Với trách nhiệm của cơ quan chính quyền, UBND xã cũng thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn hiểu và nhận thức được chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đối với dự án trên để nhân dân yên tâm.

* Ban quản lý dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ: Trong quá trình hoạt động, chủ dự án sẽ thực hiện đúng các nội dung theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm.

Qua làm việc, xác minh nội dung kiến nghị của cử tri cho thấy:

- Kiến nghị của cử tri Nguyễn Đình Minh là chỉ phân vân, lo lắng khi Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ đi vào hoạt động có gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong thời gian tới hay không.

- Đoàn làm việc yêu cầu Ban quản lý dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ trong quá trình thi công xây dựng và đi vào hoạt động trong thời gian tới tiếp tục thực hiện đúng các nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

6. Cử tri xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan kịp thời có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng tàu hút cát của Hợp tác xã Quỳnh Ngọc EaNa, huyện Krông Na ngày đêm hút cát trên dòng sông Krông Nô thuộc địa phận Buôn Chóah làm sạt lở nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại địa bàn. Mặc dù trong thời gian qua UBND huyện Krông Nô và UBND xã Buôn Choáh đã làm việc với công ty Quỳnh Ngọc nhưng không hiệu quả.

Trả lời:

Tình trạng khai thác cát tại Buôn Choáh nói riêng trên sông Krông Nô giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk nói chung riêng ra rất phức tạp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện các đơn vị: Công an, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Krông Nô kiểm tra thực tế tình hình khai thác cát trên sông Krông Nô, ngày 15/10/2013, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4527/UBND-NN về tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng xây dựng quy chế phối hợp trong công tác xử lý các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh để xử lý dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản tại các khu vực này.

Hợp tác xã Quỳnh Ngọc Ea Na, huyện Krông Nô tỉnh Đắk Lắk khai thác cát trên sông Krông Nô giáp ranh giữa hai tỉnh có trụ sở đóng tại tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác cát của HTX Quỳnh Ngọc trên sông Krông Nô, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định.

7. Cử tri Nguyễn Văn Đang, thôn Phú Mỹ, xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, kiến nghị: Khu vực Tiền Giang (thôn Phú Mỹ) trước đây là đất lâm trường Quảng Đức quản lý, không cho người dân xâm canh nhưng hiện nay đã được đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ. Đề nghị UBND tỉnh cho biết đất ở khu vực trên đã được UBND tỉnh thu hồi giao về UBND huyện Krông Nô quản lý hay chưa và việc cấp đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng quy hoạch hay không?.

Trả lời:

Với nội dung kiến nghị trên, UBND tỉnh không có căn cứ để trả lời vì không biết vị trí cụ thể của các thửa đất (Bản đồ, toạ độ của các thửa đất đã cấp). Do đó, yêu cầu UBND huyện Krông Nô xem xét nội dung kiến nghị trên và chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã Đắk Nang kiểm tra, đối soát để trả lời cho cử tri được biết và báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo.

8. Cử tri huyện Krông Nô kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh quan tâm có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm phòng làm việc cho trụ sở xã, vì hiện nay các đoàn thể làm việc ghép chung từ 2 - 3 đơn vị trong một phòng quá chật hẹp.

Trả lời:

Theo Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày 15/10/2010 của HĐND tỉnh và Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy định về nguồn, lĩnh vực phân cấp và điểm số phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý giai đoạn 2012-2015, trong đó quy định về hỗ trợ xây dựng trụ sở UBND cấp xã với mức hỗ trợ như sau: hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 3,5 tỷ đồng cho một trụ sở làm việc phường, thị trấn và 03 tỷ đồng đối với trụ sở làm việc xã từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương về đầu tư trụ sở xã, phần vốn còn lại ngân sách huyện, cấp xã đảm nhận; ngân sách huyện và các nguồn vốn khác đầu tư các công trình còn lại. Như vậy, việc đầu tư thêm, mở rộng trụ sở làm việc của xã thuộc trách nhiệm ngân sách cấp huyện.

Qua kiểm tra thực tế tại địa phương, UBND tỉnh ghi nhận, nhìn chung diện tích trụ sở các phòng, xã, thị trấn hiện nay đều chưa đáp ứng đầy đủ phòng làm việc cho các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lại mức trụ sở cấp xã cho phù hợp với nhu cầu thực tế cần thiết và kiến nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ vốn cho chương trình này.

Trên đây là Báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Báo cáo của UBND tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân tỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO