Tư liệu quý về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên đảo Lý Sơn

Đức Hùng| 23/04/2020 10:54

Cụm tượng đài và nhà lưu niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

ADQuảng cáo
Tượng đài “Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải” sừng sững uy phong

Ngay trong sân tiền sảnh, tượng đài “Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải” sừng sững uy phong. Công trình tượng đài cao hơn 4m, khắc họa 3 chân dung vị anh hùng của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Phía sau tượng đài là nhà trưng bày, nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về Đội  Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Vị đứng chính giữa là cai đội, với một tay chỉ thẳng về hướng Biển Đông, một tay đặt lên cột mốc chủ quyền khắc chữ Hán Nôm “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai bên cai đội là hai dân binh, một người cầm giáo, một người vác lưới trên tay. Họ đều là những đại diện tiêu biểu của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Tấm bản đồ Việt Nam do vua Minh Mạng cho vẽ năm 1838, thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng chữ Hán

Phía sau tượng đài, nhà lưu niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được xây cất theo kiến trúc đình làng. Nơi đây lưu giữ hơn 100 tư liệu, hiện vật về Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải anh hùng.

Mô hình thuyền câu, phương tiện đi biển của Đội Hoàng Sa do nghệ nhân Võ Hiển Đạt phục dựng
ADQuảng cáo

Nhiều bản đồ, tài liệu lịch sử, tranh ảnh liên quan cũng được trưng bày, thu hút sự quan tâm của du khách. Không chỉ phục vụ khách tham quan, cụm tượng đài và nhà lưu niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải còn là kho tư liệu quý giá khẳng định chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Lu đựng nước, thẻ tre, dây mây, chiếu cói, bài vị… là các vật dụng trong sinh hoạt của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Theo tài liệu lưu giữ tại nhà trưng bày, vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa để khai thác quần đảo Hoàng Sa. Chúa Nguyễn cũng lập lại Đội Bắc Hải, phụ trách các đảo xa ở phía nam quần đảo Hoàng Sa (nay là quần đảo Trường Sa). Điều này cũng ghi lại trong nhiều tài liệu lịch sử.

Chính giữa gian nhà lưu niệm đặt trang trọng bài vị của những anh hùng đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Trích “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn soạn năm 1776, theo bản dịch của Viện Sử học, có đoạn: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy".

Ngoài các tư liệu trong nước, nơi đây còn sưu tâm và lưu giữ những tấm bản đồ của các nước Phương Tây thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Kho tài liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam thường xuyên thu hút đông đảo du khách đến thăm quan
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tư liệu quý về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên đảo Lý Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO