Núi lửa Nâm Gleh R’luh

Nguyễn Nam| 13/07/2020 11:11

Núi lửa Nâm Gleh R’luh thuộc hệ thống hang động núi lửa Krông Nô của Công viên địa chất Đắk Nông. Nằm ở huyện Đắk Mil, núi lửa Nâm Gleh R’luh còn thường được gọi là núi lửa Thuận An.

ADQuảng cáo

Nâm Gleh R’luh có nghĩa là núi lồ ô, núi lửa có cây lồ ô. Sự hình thành của núi lửa còn gắn với truyền thuyết về các vị thần núi của người dân nơi đây.

Núi lửa Nâm Gleh R’luh nằm trên địa bàn xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông)

Núi lửa Nâm Gle được xem là một trong những núi lửa trẻ ở khu vực Tây Nguyên. Hình dáng núi lửa này khác hẳn so với các núi lửa còn lại trong khu vực Công viên địa chất Đắk Nông.

Núi lửa Nâm Gleh in bóng xuống mặt hồ dưới chân núi

Núi lửa Nâm Gle hoạt động cách đây khoảng 781.000 – 126.000 năm. Núi lửa kéo dài thành lòng máng hẹp, phần thấp nhất tạo nên rãnh hẹp sâu kéo dài.

Cây cối  trên đỉnh núi lửa

ADQuảng cáo

Từ trên cao nhìn xuống, núi lửa Thuận An trông giống như hai mảnh hến úp vào nhau. Đây là một núi lửa có sự kết hợp giữa phun trào khe nứt và phun nổ và ngay sát chân núi lửa là một hồ nước tự nhiên.

Đá dung nham dưới chân núi lửa Nâm Gleh

Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, cơ chế thành tạo của hồ có thể liên quan đến hoạt động của núi lửa này.

Hồ thủy lợi núi lửa Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) là một trong những công trình chứa nước lớn nhất trên địa bàn huyện Đắk Mil

Hiện nay, đồng bào các dân tộc sinh sống xung quanh núi lửa Nâm Gle. Người dân canh tác đa dạng các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu, khoai lang, đậu phộng… Nước từ đập thủy lợi núi lửa Thuận An phục vụ nhu cầu sản xuất cây trồng của người dân.

Người dân sản xuất dưới chân núi lửa Nâm Gleh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Núi lửa Nâm Gleh R’luh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO