Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM) được đánh giá đạt yêu cầu về hiệu suất kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Nhóm sản xuất rau an toàn VietGap Đồng Tiến, xã Thuận Hạnh (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) hiện có 16 thành viên tham gia. Với mục tiêu cùng liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất, sản phẩm rau an toàn của các thành viên trong nhóm đã từng bước thoát khỏi tình trạng “lúc thừa, lúc thiếu” và dần ổn định về đầu ra.
Với mong muốn tạo lập và củng cố mối liên kết bền vững giữa cộng đồng và doanh nghiệp, trong thời gian qua, Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM) đã bước đầu hỗ trợ cho các nhóm cùng sở thích liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp tại địa phương để thực hiện việc mua chung, bán chung.
Theo đánh giá của Ban Quản lý Dự án EM tỉnh Đắk Nông, qua 6 năm triển khai thực hiện dự án, việc tiếp cận giáo dục của người dân trong dự án đã có những chuyển biến tích cực.
Theo Ban Quản lý Dự án 3EM, tính đến 31/3/2017, tổng vốn giải ngân của toàn dự án khoảng 467 tỷ đồng, đạt 98% so với thiết kế vốn của dự án (tổng vốn dự án khoảng 476 tỷ đồng).
Nhóm cùng sở thích chăn nuôi bò ở bon Bu N’Đơr B, xã Quảng Tâm (Tuy Đức) được hình thành từ Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM) từ năm 2012. Sau 3 năm hoạt động, đến năm 2015, nhóm đã phát triển lên thành Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ chăn nuôi bò.
Gà là một trong những chuỗi giá trị đã góp phần rất lớn trong việc tăng thu nhập cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số của Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM). Hiện tại, chuỗi giá trị này đang được Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Toàn Phát (Đắk R’lấp) tiếp quản, hỗ trợ đầu tư và phát triển.
Thời gian qua, Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, tiểu dự án về nông nghiệp trên địa bàn 23 xã của dự án. Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình này phù hợp với trình độ canh tác của bà con, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2011-2016” (3EM), Ban Quản lý Dự án 3EM tỉnh Đắk Nông, Ban tư vấn hỗ trợ các huyện đã tổ chức được 791 lớp tập huấn về các chủ đề khuyến nông theo nhu cầu của cộng đồng.
Việc hình thành các nhóm cùng sở thích và phát triển các chuỗi giá trị tiêu biểu của địa phương như: Cà phê, hồ tiêu, ngô, rau, khoai lang, bò, gà… được xem là một trong những thành quả quan trọng mà Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM) thực hiện được sau 6 năm triển khai. Đây cũng chính là nền tảng góp phần thúc đẩy kinh tế các địa phương trong vùng dự án phát triển về sau.
Hiện nay, các hoạt động triển khai của Dự án 3EM đã mang lại những hiệu quả nhất định, bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Dự án được nhà tài trợ IPAD đánh giá là đạt yêu cầu và đây là mức đánh giá tốt nhất kể từ khi dự án được triển khai.
Ngày 28/10, tại xã Quảng Tín (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), Ban quản lý Dự án 3EM phối hợp với Công ty TNHH MTV Bốn Hiệp và Công ty TNHH Dak Man Việt Nam (Đắk Lắk) tổ chức Lễ bàn giao máy chế biến ướt và tập huấn kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn.
Ngày 25/10, tại thị trấn Đức An, Ban Quản lý Dự án 3EM Đắk Nông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch - Đầu tư) phối hợp với UBND huyện Đắk Song, Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ Kỹ thuật phát triển Nông nghiệp Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo kết nối sản xuất và tiêu thụ rau an toàn VietGap.
Theo kế hoạch, cuối năm 2016, Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM) sẽ kết thúc. Để rõ hơn về công tác chuẩn bị bàn giao và việc sắp xếp bố trí các phần việc liên quan sau dự án, Phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Giám đốc Ban Quản lý (BQL) Dự án 3EM tỉnh.
Thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng năm 2016 của Dự án 3EM, đến nay, toàn tỉnh đã có 42/47 công trình đã bàn giao, đưa vào sử dụng, còn lại 5 công trình đang triển khai thi công.
UBND tỉnh Đắk Nông vừa có quyết định phê duyệt danh mục dự án được hỗ trợ kỹ thuật, tài chính thí điểm hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Dự án 3EM, với tổng số nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn vốn vay IPAD (nguồn vốn vay ODA thuộc Dự án 3EM) là 1,610 tỷ đồng.
Cà phê là một trong những chuỗi giá trị chủ lực của Hợp phần Phát triển sinh kế thuộc Dự án “Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông” (Dự án 3EM). Thời gian qua, Ban quản lý Dự án 3EM đã và đang rất nỗ lực trong việc đầu tư, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và máy móc tiên tiến cho quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cho sản phẩm cà phê.
Việc duy trì và phát triển các tổ nhóm hoạt động có hiệu quả là một trong những mắt xích quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong chuỗi giá trị. Đây cũng là một hoạt động có tính quyết định đến việc phát triển bền vững của các nhóm khi Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (Dự án 3EM) kết thúc vào cuối năm 2016.