Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo “có tâm, có tầm”

Tường Mạnh| 04/07/2016 14:49

Một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đặt ra, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

ADQuảng cáo

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn người có tài mà không có đức thì coi như bỏ đi”. Rõ ràng, trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của đất nước thì luôn đòi hỏi người cán bộ, nhất là người lãnh đạo đứng đầu phải có tâm và phải có thực tài mới có thể lãnh đạo cả một tập thể, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, có hướng phát triển đi lên. Đặc biệt, trong xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì người cán bộ lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc “có tâm, có tài” nữa mà còn phải biết nhìn xa, trông rộng, nghĩa là phải “có tầm”.

Tâm của người cán bộ lãnh đạo ở đây được hiểu là phẩm chất, đạo đức, luôn có tinh thần nhiệt huyết với công việc, trăn trở với việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả, biết hài hòa các mối quan hệ, biết lấy lợi ích tập thể, xã hội lên trên hết và phải trung thực với đồng nghiệp, bạn bè. Cái tâm của người lãnh đạo còn thể hiện ở đạo đức cách mạng, đó là có phẩm chất chính trị, tư tưởng, lập trường kiên định, lòng trung thành; có tinh thần giác ngộ, giáo dục mọi người cùng thực hiện các chuẩn mực đạo đức và biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích tập thể và xã hội.

Cái tài của người cán bộ lãnh đạo được biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn và bằng kết quả hoạt động. Đó là phải có năng lực chỉ đạo, chuyên môn, xác định được mục tiêu, kế hoạch thực hiện cũng như biết cách đôn đốc thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thực hiện. Người cán bộ lãnh đạo còn phải có năng lực giao tiếp, năng lực trí tuệ, sáng tạo, biết làm việc và biết phát huy trí tuệ tập thể, có sự hiểu biết sâu rộng. Tầm của người cán bộ lãnh đạo đó là biết nhìn xa trông rộng, vĩ mô, bao quát, tư duy chiến lược, nhưng phải có tính thực tế.

ADQuảng cáo

Tuy nhiên, để đạt được những yêu cầu trên thì đòi hỏi bản thân người cán bộ lãnh đạo phải luôn rèn luyện, hoạt động thực tiễn và không ngừng học hỏi, cầu tiến bộ, nhất là biết tự đấu tranh chống suy thoái nhân cách. Cùng với việc luôn phải thể hiện mình là một tấm gương mẫu mực, nhất quán giữa lời nói và việc làm, người cán bộ lãnh đạo còn phải có kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện, xác định hướng phát triển cho mỗi người theo những nhu cầu đặt ra.

Một vấn đề cần phải nói đến nữa đó là nhân cách người cán bộ lãnh đạo được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động. Mỗi cán bộ lãnh đạo có coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng thì mới có thể nắm vững và thực hành nghiêm chỉnh đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đức và tài là hai mặt cơ bản nhất của nhân cách, nhưng nó không phải từ “trên trời rơi xuống” mà phần lớn là do bản thân mỗi người đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà hình thành, phát triển.

Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay chính là những môi trường hoạt động thực tiễn quan trọng để mỗi người, mỗi cán bộ lãnh đạo rèn luyện, nâng cao kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, phát triển và hoàn thiện nhân cách.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo “có tâm, có tầm”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO