Đào tạo chuẩn giáo viên Anh văn: Không chỉ là độ vênh

H.V.M| 30/06/2014 10:06

Theo thống kê mới nhất của Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, sau 3 năm triển khai đề án (2011-2013), tổng hợp báo cáo của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo quy định là rất cao.

ADQuảng cáo

Cụ thể, gần 75% GV tiếng Anh tiểu học và gần 90% GV tiếng Anh THPT chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ.

Kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy nếu chiểu theo khung chuẩn châu Âu thì bậc THPT có tới 98% GV chưa đạt yêu cầu.

Triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, cũng như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, từ cuối năm 2013 đến nay, Bộ GD-ĐT phối hợp với Tổ chức Hội đồng Anh tổ chức tập huấn GV tiếng Anh các cấp trong toàn tỉnh ta.

Qua khảo sát thì gần như 100% giáo viên không đạt chuẩn, trong đó phần lớn không đạt từ 3 - 5 bậc trở lên. Qua các đợt tập huấn GV tiếng Anh không tiếp cận được, không trụ nổi và đến lớp hiện tại đang diễn ra số lượng GV theo bị rơi rụng dần.

ADQuảng cáo

Tỉ lệ GV tiếng Anh không đạt chuẩn là điều không bất ngờ,  bởi từ trước đến nay, đầu ra của giáo sinh ngành tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì nghiễm nhiên ra trường làm GV. Đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì vênh là chuyện dễ hiểu.

Độ vênh chuẩn tiếng Anh là một chuyện, nhưng điều làm nhiều người băn khoăn là về mục tiêu của Đề án ngoại ngữ đến 2020. Ở đây vấn đề đặt ra là có nhất thiết bắt buộc tất cả giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt chuẩn quốc tế hay không, khi mà nhiều điều kiện cho ngoại ngữ phát triển ở Việt Nam, nhất là tiếng Anh chưa đáp ứng được.

Chẳng hạn, để tiếng Anh phát triển người dân phải có điều kiện sống trong môi trường nói và viết tiếng Anh nhiều hơn. Hãy thử tưởng tượng, các em học sinh, GV ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, có khi cả đời không gặp một người nước ngoài, vậy thì có nhất thiết và có thể dùng tiếng Anh chuẩn?

Chúng ta liệu có thể có một tờ báo tiếng Anh cho mọi học sinh và giáo viên đọc, hay một kênh truyền hình tiếng Anh để phổ cập, hoặc sử dụng nhiều văn bản, giấy tờ chính thống có thêm tiếng Anh như nhiều nước khác? Cho nên, mục tiêu này có thể nhận thấy là xa vời và có vẻ xa xỉ trong điều kiện Việt Nam nói chung, tỉnh ta nói riêng.

Theo các nhà giáo dục, việc chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ phải làm từ từ từng bước một, trước mắt với chính giảng viên dạy ngoại ngữ của các trường sư phạm, các trường đại học ngoại ngữ trước, thực hiện chuẩn hóa quốc tế với những giáo viên trẻ, với những thành phố phát triển, chứ không phải đồng loạt như hiện nay, tạo ra áp lực nặng nề, vừa lãng phí, tốn kém không  đáng có!

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đào tạo chuẩn giáo viên Anh văn: Không chỉ là độ vênh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO