Những người góp sức giữ gìn và phát huy vốn quý của dân tộc

29/05/2013 09:38

Bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, đội ngũ nghệ nhân ở các bon, buôn trên địa bàn tỉnh đã và đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy bản sắc văn hóa của dân tộc mình cho con cháu...

ADQuảng cáo

Bằng sự nhiệt tình,tâm huyết, đội ngũ nghệ nhân ở các bon, buôn trên địa bàn tỉnh đã và đang ngàyđêm miệt mài nghiên cứu, gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy bản sắc văn hóa của dântộc mình cho con cháu. Dưới đây là một số gương mặt tiêu biểu trong số đội ngũnghệ nhân ở tỉnh ta.

Từ đam mê và mong muốngiữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, từ nhiều năm qua, nghệ nhân ĐiểuJonh ở bon Bu Nung, xã Quảng Trực (Tuy Đức) đã sưu tầm được 10 bài chiêng, 14bài dân ca, tự chế tác được nhiều loại nhạc cụ và truyền dạy cho 60 con emtrong xã.

Ông Điểu Jonh tâm sự:“Tôi luôn trăn trở làm sao lớp trẻ hiểu, yêu thích các giá trị văn hóa của dântộc mình thì những nhịp chiêng, làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ mới không bịmai một. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng truyền dạy cho con cháu đến khi nào không cònsức khỏe nữa”.

Còn với nghệ nhân ThịVét, ở bon Điêng Đu, xã Đắk Ngo (Tuy Đức) lớn lên cùng các làn điệu dân ca cổ,nên không chỉ hát hay mà bà còn hiểu tường tận cái hay, cái đẹp của những bàichiêng, điệu hát cổ. Bà thường phân tích, lý giải, chia sẻ những cảm nhận nàycho mọi người trong đội chiêng của bon, nhất là với lớp trẻ. Càng yêu càng cảmnhận được cái hay cái đẹp của làn điệu dân ca cổ, nghệ nhân Thị Vét càng quyếttâm truyền dạy cho lớp trẻ.

Nghệ nhân Thị Vét tâmniệm rằng, gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, những vốn quí của cha ông là điềurất cần thiết, nhưng điều quan trọng nhất là phải giúp lớp trẻ cũng hiểu và yêucác làn điệu dân ca. Vì vậy, không chỉ hướng dẫn, truyền dạy cho các bạn trẻnhững bài dân ca cổ, nghệ nhân Thị Vét còn dành nhiều công sức sáng tác lời mớicho các làn điệu dân ca để phù hợp với cuộc sống.

ADQuảng cáo

Nói về những mong ướccháy bỏng này, nghệ nhân Thị Vét cho biết: “Bên cạnh việc giữ gìn những nét đẹpvăn hóa mà ông bà để lại, chúng ta cũng phải có thêm cái mới để phù hợp vớicuộc sống hiện tại”.

Suốt cuộc đời gắn bóvới vùng đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ, được đắm mình trong các lễ hội văn hóatruyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, các bài chiêng cổ nên nghệ nhân Y Elở bon Bu Kol, phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) hiểu tường tận cái hay, cái đẹp củanhững bài chiêng, điệu hát. Chỉ nghe tiếng chiêng tấu lên là ông đã biết đâu làbộ chiêng có âm thanh chuẩn, đâu là bộ chiêng bị lạc âm.

Có biệt tài chỉnhchiêng, nghệ nhân Y El luôn bận rộn với các lời mời đến giúp nhiều bon làngchung quanh mỗi dịp chuẩn bị lễ hội. Bàn tay tài hoa của ông đã giúp nhiều bộchiêng quý và những bộ chiêng mới hiện nay (do chất lượng đúc chưa tốt) lấy lạiđược âm thanh trong trẻo, đúng vị trí âm thanh trong dàn cồng chiêng.

Trăn trở trước một bộphận lớp trẻ không còn yêu thích cồng chiêng, nên dù tuổi đã cao, sức yếu,nhưng nghệ nhân Y El vẫn tình nguyện làm “giáo viên” tham gia giảng dạy cáchđánh cồng chiêng cho thanh thiếu niên trong bon. Ông luôn khuyên nhủ thanh niêntrong bon, làm gì thì làm, nhưng bản sắc văn hóa của dân tộc không nên để mấtđi, phải cố gắng gìn giữ cho con, cho cháu.

Là người dệt thổ cẩmthành thạo, có những bí quyết nghề riêng nên mặc dù bận rộn với công việc làcộng tác viên dân số, nhưng nghệ nhân Thị Ai, ở bon Bu Kóh, xã Đắk R’tíh (TuyĐức) cũng luôn nhiệt tình truyền dạy lại các kỹ thuật dệt thổ cẩm cho con cháutrong bon. Ngoài ra, chị còn truyền dạy cho lớp trẻ cách đánh 10 bài chiêng và9 bài hát dân ca cổ của dân tộc mình. Còn tại xã Nam Dong (Chư Jút), bằng tìnhyêu và đam mê của mình, ông Nông Văn Hưu đã tích cực bảo tồn các loại nhạc cụcủa dân tộc Tày và tập hợp lực lượng thành lập được Câu lạc bộ hát then - đàntính.

Phan Tân

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người góp sức giữ gìn và phát huy vốn quý của dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO