“Linh hồn” của lễ hội Chăm

05/04/2012 09:56

Cũng như các dân tộc khác, trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào Chăm đã chế tác ra nhiều nhạc cụ phục vụ cho đời sống tinh thần của mình như chiêng, tù và, sáo, trống…Đặc biệt, trống Ghinăng, trống Paranưng và kèn Saranai...

ADQuảng cáo

Cũng như các dân tộc khác, trong quátrình sinh sống và phát triển, đồng bào Chăm đã chế tác ra nhiều nhạc cụ phụcvụ cho đời sống tinh thần của mình như chiêng, tù và, sáo, trống…Đặc biệt,trống Ghinăng, trống Paranưng và kèn Saranai là bộ ba nhạc cụ đặc trưng nhất,không thể tách rời, luôn hỗ trợ và có mặt trong tất cả các lễ hội của đồng bào,cho dù lớn hay nhỏ.

Kèn Saranai thì phần thân được làm bằng gỗ đục rỗngcó 7 lỗ chính phía trên, một lỗ phụ phía dưới, là bộ phận điều chỉnh nốt nhạc;còn phần loa được làm bằng sừng trâu, ngà voi đục rỗng ruột.TrốngGhinăng có cấu tạo giống như trống cơm của người Kinh, nhưng có kích thước lớnhơn, khi biểu diễn thì luôn đi 1 đôi và để chéo nhau một mặt tiếp đất, một mặthướng lên trời (biểu thị cho sự hòa hợp âm- dương). Riêng trống Paranưng dùngđể thẩm âm cao thấp bằng cách vỗ để đưa điệu nhạc của bộ ba nhạc cụ vào chungmột cung bậc.



KènSaranai, trống Ghinăng, trống Paranưng- “linh hồn” của lễ hội Chăm

ADQuảng cáo


Với đồng bào Chăm thì ba nhạc cụ đặc trưng nói trênkhông chỉ là sản phẩm vật chất đơn thuần mà còn là phương tiện biểu diễn nghệthuật mang lại biểu cảm thẩm mỹ trong đời sống tâm linh. Vì vậy, chúng được xemlà nhạc khí “thiêng” nên trước khi mang ra sử dụng đều phải làm lễ cúng, xinphép thần linh. Những nhạc cụ này tuy mộc mạc, nhưng khi kết hợp với nhau tạothành một dàn âm thanh thánh thót, lay động lòng người. Đồng bào Chăm quan niệmrằng, kèn Saranai, trống Ghinăng, trống Paranưng là tượng trưng cho con ngườivà một vũ trụ thu nhỏ (trời, đất) hoàn chỉnh. Trống Paranưng tượng trưng chothân người; còn đôi trống Ghinăng tượng trưng cho hai chân, hai dùi trống làhai cánh tay; kèn Saranai có bảy lỗ tượng trưng cho hai mắt, hai tai, hai lỗmũi và miệng, tạo thành dàn nhạc Chăm truyền thống. Ba nhạc cụ này luôn đi liềnvới nhau và tạo nên “linh hồn” cho các lễ hội của người Chăm, nếu thiếu mộttrong ba nhạc cụ đó thì lễ hội không đủ sức hấp dẫn, lôi kéo cộng đồng thamgia. Vì vậy, khi biểu diễn 3 nhạc cụ này không được tách rời nhau mà luôn hòaquyện vào nhau; trong đó kèn Saranai là nhạc cụ chủ đạo. Đồng bào Chăm cũngquan niệm rằng, mỗi chiếc trống, kèn tựa hồ có cuộc đời riêng và khi biểu diễnthì âm thanh của 3 loại nhạc cụ này phối hợp nhịp nhàng như một bản hợp xướngnói lên tiếng lòng thổn thức của người thổi lẫn người nghe. Các nhạc cụ nàykhông chỉ là “báu vật” mà còn là chứng nhân cho nhiều mùa lễ hội, ngày vui,ngày buồn của các tộc họ người Chăm. Dựa trên nền âm thanh của các loại nhạc cụmà đồng bào Chăm có thể tạo ra những vũ điệu rộn ràng trong lễ năm mới RijaNưga, lễ Katê, hay những âm thanh ai oán trong ngày tang lễ…

Trong không khí trang nghiêm của lễ hội, âm thanh réorắt, hùng hồn, mời gọi của 3 loại nhạc cụ nói trên như kêu gọi mọi người cùngnhau hội tụ để chung vui. Sự hiện diện của 3 loại nhạc cụ độc đáo này khôngnhững là “linh hồn” của buổi lễ mà còn làm cho những điệu múa của các cô gáiChăm thêm uyển chuyển, nhịp nhàng. Bởi vậy, cho dù đi đâu xa, đồng bào Chămcũng luôn mong nhớ về “tiếng hồn” của dân tộc. Anh Đinh Từ Công Chỉnh, nhạccông thổi kèn Saranai ở Tháp Bà Ponagar, TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết:“Đối với đồng bào Chăm, kèn Saranai, trống Paranưng, trống Ghinăng là nhữngnhạc cụ tiêu biểu, đặc trưng không thể thiếu trong các lễ hội. Âm thanh của cácnhạc cụ là “cầu nối” mang ước nguyện của con người đến với thế giới tâm linh,đưa cộng đồng xích lại gần nhau hơn, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống ấmno, hạnh phúc”.

Bài, ảnh:Gia Bình

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Linh hồn” của lễ hội Chăm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO