Di tích lịch sử Lam Kinh

15/11/2012 09:28

Khu di tích lịch sử Lam Kinh, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Theo tài liệu lịch sử ghi lại thì Lam Kinh là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công do người anh hùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở thế kỷ XV...

ADQuảng cáo

Khu di tích lịch sửLam Kinh, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân cáchthành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Theo tài liệu lịch sử ghi lại thì LamKinh là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công do người anhhùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở thế kỷ XV.




Sau 10 năm (1418 –1427) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành toàn thắng, nhà Lê Sơ được thiết lập, mở rathời kỳ phát triển mới cho quốc gia Ðại Việt. Với hào khí chiến thắng, với tinhthần tự hào dân tộc mạnh mẽ, Lê Thái Tổ và các vua nhà Lê đã nhanh chóng xâydựng đất Lam Sơn trở thành Lam Kinh, gồm khu Miếu Ðiện để thờ tổ tiên Lê Lợi vàthờ chính bản thân ông, cùng các Vua và Hoàng thái hậu sau khi mất được đưa vềLam Kinh an táng xây lăng mộ.

ADQuảng cáo

Nơi đây có lăng LêThái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua LêThái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng - Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng KhônNguyên - Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông); ChiêuLăng - Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng - Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng -Lăng vua Lê Túc Tông; Ðền Lê Lai.

Thành điện Lam Kinhphía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông - có núi Chúa làmtiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phíaTây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựngtheo trục Nam- Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiềudài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m,thành dày 1m.

Mặt trước ngoài hoàngthành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thànhcòn lại dầy 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên làsông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện LamKinh.

Hàng năm vào dịp tháng8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cửhành trọng thể. Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian nhưmúa Xéc bùa, múa đèn Ðông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn; các trò chơi némcòn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả diễn ra tưng bừng, náo nức lòng người.

Ngày 27/9/2012, Thủtướng Chính phủ đã có Quyết định số 1419/QÐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặcbiệt đối với Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh.

NguyễnHồng (t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di tích lịch sử Lam Kinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO