Di tích lịch sử Bạch Đằng

25/10/2012 10:57

Khu di tích chiến thắng Bạch Đằng thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta chống giặc Nguyên Mông năm 1288. Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng gồm những di tích chính sau...

ADQuảng cáo

Khu di tích chiến thắng Bạch Đằngthuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là nơi ghi dấu những chiến công oanhliệt của quân và dân ta chống giặc Nguyên Mông năm 1288. Khu di tích lịch sửchiến thắng Bạch Đằng gồm những di tích chính sau:


Đình Yên Giang

Bãi cọc Yên Giang: Thuộc địa phậnphường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, được phát hiện năm 1953.Bãi cọc có chiều dài 120m, chiều rộng 25m, nằm sát bờ hữu ngạn sông Chanh, baogồm hàng trăm cọc bằng những thân cây gỗ lim cắm sâu, dài từ 3 đến 5m và cáchnhau khoảng 1m. Trên sông Bạch Ðằng năm xưa là chiến địa của Ngô Quyền chốngquân Nam Hán năm 938, Lê Ðại Hành chống quân xâm lược Tống năm 981. Chiến thuậtsử dụng trận địa cọc do Ngô Quyền khởi xướng đã được Trần Quốc Tuấn kế thừatrong một hoàn cảnh mới và góp phần quyết định đưa tới chiến thắng lừng lẫy năm1288 trên sông Bạch Ðằng. Bãi cọc Yên Giang được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạngdi tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 191 VH/QÐ ngày 23/3/1988.

Ngoài ra, còn có các Bãi cọc ÐồngVạn Muối thuộc địa phận xã Nam Hòa, nằm ở phía Ðông Nam sông Chanh. Bãi cọc rất lớn,kéo dài như một cánh cung hơn 1km từ đường Con Quy trên đồng Vạn Muối tới lựngMắt Rồng với nhiều cây cọc trên một khu vực. Theo dân gian đây là bãi cọc cắmsau bãi Yên Giang. Bãi cọc Vạn Muối được khai quật tháng 9 năm 1998. Bãi cọcÐồng Má Ngựa thuộc địa phận thôn Hưng Học, xã Nam Hòa được phát hiện vào đầunăm 2009, là một trong những bãi cọc nằm trong trận địa của chiến thắng BạchÐằng năm 1288.

ADQuảng cáo

Ðền thờ Trần Hưng Ðạo và miếu VuaBà: Nằm trên mảnh đất có diện tích 2580m2 thuộc địa phận phường Yên Giang, thịxã Quảng Yên. Ðền thờ Trần Hưng Ðạo xưa là nơi ông đã dừng chân khi chuẩn bịchiến trường, được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm tiền đường, bái đường và hậucung, diện tích của đền khoảng 96m2.Miếu Vua Bà là nơi thờ bà hàng nước đã cung cấp lịch con nước triều vàđịa hình sông Bạch Ðằng cho Trần Hưng Ðạo, có diện tích gần 50m2, kiến trúckiểu chữ đinh gồm bái đường và hậu cung.Ngoài ra, còn có Ðền Trung Cốc, Ðình Ðền Công thờ Trần Hưng Ðạo, PhạmNgũ Lão và Thành Hoàng Làng.

Hai cây Lim Giếng Rừng: nằm trên mộtkhu đất rộng 1300m2, dưới chân núi Tiên Sơn, thị xã Quảng Yên, trong đó có haigiếng khơi (gọi là Giếng Rừng), một giếng đã bị lấp đầy. Hai cây lim có tuổithọ trên 700 tuổi, cao khoảng 35m, tán rộng 30m, một cây có chu vi gốc 5,5m,thân chính cao 6m, cây thứ hai có chu vi 7,2m, thân chính cao gần 7m. Ðây làkhu vực từng cung cấp gỗ cho trận địa các bãi cọc chống quân Nguyên Mông.

Ðình Trung Bản: thuộc thôn TrungBản, xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên, là nơi lưu niệm một sự kiện vĩ đại tronglịch sử chống giặc ngoại xâm làm nên chiến thắng Bạch Ðằng năm 1288 và thờThành hoàng làng là vị anh hùng dân tộc Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn.

Ðình Yên Giang: Thuộc địa phận làngYên Giang, trước đây là xã Yên Hưng, tổng Hà Bắc, huyện Yên Hưng. Theo gia phảcủa các dòng họ ở Yên Giang và lưu truyền trong nhân dân thì đình Yên Giang thờTrần Hưng Ðạo.

Bến Ðò Rừng: Thuộc địa phận phườngYên Giang, thị xã Quảng Yên, tên thường gọi là bến Ðò Cổ nằm bên tả ngạn sôngBạch Ðằng. Bến Ðò Rừng nằm trước di tích miếu Vua Bà, cạnh di tích đền TrầnHưng Ðạo thuộc cụm di tích chiến thắng Bạch Ðằng 1288. Tại đây có một cây Quếchcổ thụ, là nơi phát hỏa làm hiệu lệnh, nơi bà hàng nước đã cung cấp thông tinvề lịch con nước triều và địa thế lòng sông để Trần Hưng Ðạo xây dựng trận địacọc và kế hỏa công làm nên chiến thắng Bạch Ðằng năm 1288.

Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủđã có Quyết định số 1419/QÐ-TTg công nhận Di tích lịch sử Bạch Ðằng được xếphạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Nguyễn Hồng (th)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di tích lịch sử Bạch Đằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO