Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)

09/10/2013 10:33

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) nơi có 2 Di sản đặc sắc là Mộc bản và Hội chùa La, nằm ở thôn Ðức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng; cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 20 km. Huyện Yên Dũng là vùng đất thấp, ba mặt có các sông Lục Nam, sông Thương bao bọc, nên thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa bão.

ADQuảng cáo

Thế nhưngthôn Ðức La, nhất là khuôn viên Chùa thì khácao ráo. Từ Chùa nhìn về ba hướng đông, bắc, tây đều thấy phía xa xa là núi nonbao bọc. Còn phía đông nam, trước cửa Chùa là đồng rộng thấp, cạnh hợp lưu củasông Lục Namvà sông Thương.


Mộtgóc mái đao của Tòa Thiên đường (Chùa Vĩnh Nghiêm)

Tương truyền chùa nàycó từ đầu thời Lý. Ðến thời Trần cũng có các vị cao tăng tu hành nên được tutạo nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua thành người tuhành đã đến đây thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Ðại Ðầu Ðà, cùng hai đệ tử làPháp Loa, Huyền Quang sáng lập ra phái Thiền tông Việt Nam.

Hiện tại, Chùa là cụmcông trình kiến trúc có quy mô lớn, với các hạng mục như: Tòa Thiên đường, tòaThượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trìnhkhác. Tất cả được xây cất theo kỹ, mỹ thuật truyền thống như tàu bẩy, mái đao;trên nóc có phù điêu “lưỡng long chầu nguyệt”; bên ngoài có những hoa văn, tứlinh… đắp nổi; bên trong được chạm khắc hoa lá, chim muông trên gỗ với họa tiếttinh vi mềm mại; các ban thờ bài trí cầu kỳ, trên đều có các hoành phi đại tựđược sơn son thiếp vàng…

ADQuảng cáo

Trên các ban thờ làcác tượng la hán bằng nhiều chất liệu với nhiều kích thước... Các công trìnhkiến trúc nằm trong khuôn viên có nhiều cổ thụ, cây cảnh được nối với nhau bằngnhững sân, đường có lát gạch đỏ. Bên cạnh những kiến trúc, vật dụng cổ thì cũngcó nhiều thứ mới được bổ sung như một vài mảng tường mới được trùng tu, nhữngbể cá, hòn non bộ ngoài sân; những lối đi lát gạch gốm Giếng Ðáy; hoặc trongnhà Tổ có đặt những bộ salon tay ngai, bộ sập bằng gỗ quí…

Chùa Vĩnh Nghiêm xưalà nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên ở đây cũng là nơi in ấn sách kinh mà từthế kỷ XIV, con người đã dùng thiết bị in là “mộc bản”. Ðó là những miếng gỗ cókhắc chữ ngược được dùng để in chữ ra giấy, rồi đóng thành sách. Hiện nay, kho“mộc bản” vẫn lưu giữ được khoảng 3.000 bản khắc với nội dung của 34 đầu sáchviết về kinh luật nhà Phật, lịch sử hình thành thiền phái Trúc Lâm, thơ phú,bài thuốc…

Đại đức trụ trì Chùa VĩnhNghiêm giới thiệu về Chùa với khách thăm viếng. Ảnh: Thương Hà

Trải qua hơn 700 năm,nhưng những “mộc bản” này vẫn được gìn giữ. Theo Ðại đức trụ trì chùa này chobiết thì gỗ dùng làm mộc bản và kệ đều là gỗ thị đã được “người xưa” xử lýngâm, tẩm bằng giải pháp đặc biệt. Ðồng thời, các kệ mộc bản đều được đặt trênnền “nhân tạo” đắp bằng đất sét có tính năng hút ẩm, giữ nhiệt ổn định… nên“mộc” đã trường tồn như vậy. Cuối năm 2012, “mộc bản” này đã được UNESCO côngnhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới.

Ở chùa Vĩnh Nghiêm, cóHội chùa (còn gọi là Hội chùa La, hay Hội chùa Ðức La) được tổ chức vào giữatháng 2 âm lịch. Ý nghĩa chính là giỗ các vị tổ sư của Chùa Vĩnh Nghiêm, nhưngvới sự đặc sắc về các hoạt động văn hóa dân gian đã hình thành và duy trì hàngtrăm năm nay, nên sinh hoạt này đã được Thủ tướng công nhận là Di sản văn hóaphi vật thể cấp quốc gia vào tháng 9 vừa qua.

Thương Hà (g/t)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO