Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Rộn rã âm thanh Đại ngàn

20/07/2012 15:19

Vào ngày 15/11/2005, không gian văn hóa cồng chiêng (KGVHCC) Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Từ đó đến nay, công tác bảo tồn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị của KGVHCC đã được các tỉnh Tây Nguyên rất chú trọng...

ADQuảng cáo

Vào ngày 15/11/2005,không gian văn hóa cồng chiêng (KGVHCC) Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận làDi sản truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Từ đó đến nay, công tác bảo tồnbản sắc văn hóa và phát huy giá trị của KGVHCC đã được các tỉnh Tây Nguyên rấtchú trọng.

Theo đó, bằng nhiều nguồn kinh phí khácnhau, các địa phương đã tập trung vào việc khôi phục các lễ hội truyền thống,trang bị, truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và thành lập các câu lạc bộcồng chiêng ở các bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nhờ đó, saunhiều năm bị rơi vào quên lãng, tiếng cồng chiêng lại rộn rã âm thanh của đạingàn.



Múa xòe ngân theo tiếng chiêng của các chàngtrai và cô gái dân tộc Mạ

Ảnh:Y Krăk


Trước khi KGVHCC Tây Nguyên được UNESCOcông nhận là Di sản truyền khẩu phi vật thể của nhân loại thì ở Tây Nguyên cómột thực tế đáng báo động là nhiều bon, buôn đồng bào các dân tộc tại chỗ khôngchú trọng đến việc bảo tồn cồng chiêng. Thậm chí có một thời gian, cồng chiêngbị “chảy máu”.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều nơi bàcon bỏ tín ngưỡng đa thần, các nghệ nhân biết đánh chiêng ngày càng ít đi vànhiều lễ hội, lễ nghi truyền thống không còn được tổ chức, còn thế hệ trẻ thìphần nhiều thờ ơ với văn hóa truyền thống của dân tộc mình...

Theo các nhà chuyên môn thì trong khoảngthời gian từ 1995 đến 2005, số lượng các bộ cồng chiêng của các dân tộc tại chỗở Tây Nguyên đã mất đi một nửa so với số lượng vốn có của nó. Nếu không kịpthời có biện pháp bảo tồn, phát huy thì nguy cơ mai một là không thể tránhkhỏi.

Thế nhưng, với sự vào cuộc của những nhàchuyên môn và những người có trách nhiệm ở địa phương và Trung ương, KGVHCC,một di sản qúy báu đã được UNESCO công nhận. Từ đó đến nay, các địa phương đãdành nhiều kinh phí, công sức cho công tác bảo tồn và phát huy vai trò của cồngchiêng trong cộng đồng.

Tại Đắk Nông, 2 năm sau khi tỉnh đượcthành lập, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng địa phương vẫn dành gần 5 tỷ đồng đểthực hiện Đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ dân tộcM’nông, giai đoạn 2006-2010".

Qua đó, tỉnh đã khôi phục được 30 lễ hộilớn nhỏ của đồng bào M’nông và trang bị cồng chiêng cho nhiều bon không có cồngchiêng. Cũng trong quãng thời gian trên, tỉnh Đắk Nông còn được UNESCO tài trợtrên 100.000 USD để bảo tồn KGVHCC tại địa bàn.

Từ nguồn kinh phí của dự án, địa phươngđã tiến hành thành lập được 8 đội cồng chiêng tiêu biểu, xây dựng quy chế hoạtđộng của câu lạc bộ, sau đó đã nhân rộng mô hình này. Ngoài ra, địa phương cònchú trọng vào công tác truyền dạy cồng chiêng ngay tại bon, buôn cho thế hệtrẻ.

ADQuảng cáo

Tiếp sau các đề án trên, hiện nay tỉnhĐắk Nông đã và đang tiếp tục triển khai Đề án “Bảo tồn lễ hội, cồng chiêng cácdân tộc bản địa tỉnh, giai đoạn 2011 -2015” với tổng kinh phí 10 tỷ đồng. Đề ánnày ngoài việc chú trọng việc khôi phục lễ hội thì ngành Văn hóa cũng tiếp tụcchú trọng công tác truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ, trang bị cồng chiêngcho những bon, buôn còn thiếu và chú trọng vào việc nâng cao năng lực cho độingũ nghệ nhân... Trong công tác truyền dạy thì ngành sẽ đào tạo ở mỗi độichiêng và mỗi nghệ nhân phải diễn tấu thuần thục 5 bài chiêng cơ bản của dântộc mình. Ngoài ra, cứ hai năm một lần, địa phương còn tổ chức Ngày hội văn hóadân gian các dân tộc tỉnh để đánh giá, nhìn nhận lại công tác bảo tồn của từnghuyện, thị xã và tạo điều kiện cho các nghệ nhân các dân tộc có dịp trao đổikinh nghiệm, giao lưu.


Đắm mình trong tiếng chiêng của các chàng trai, cô gái M’nông. Ảnh:Y Krăk


Còn ở tỉnh Đắk Lắk, trong giai đoạn 2007-2010, địa phương này cũng đã dành trên 6 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy giátrị cồng chiêng của các dân tộc bản địa tại địa bàn. Đặc biệt, giai đoạn 2012-2015, Đắk Lắk còn dành tới 48,8 tỷ đồng để bảo tồn.

Với nguồn vốn trên, Đắk Lắkđã mở hàng trăm lớp truyền dạy cồng chiêngcho thanh, thiếu niên đồng bào các dân tộc Ê đê, M’nông, J’rai. Địa phương cònchú trọng vào việc phục dựng các lễ hội truyền thống gắn với môi trường diễnxướng văn hóa cồng chiêng. Nhờ đó mà đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có tới 3.855nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, trong đó có 330 đội chiêng trẻ là con emđồng bào các dân tộc bản địa.

Ở Gia Lai, ngành Văn hóa địa phương cũnghết sức chú trọng vào việc bảo tồn và khôi phục các lễ hội truyền thống của cácdân tộc bản địa như lễ bỏ mả của dân tộc Ba Na; lễ cầu mưa, lễ cúng lúa mới củadân tộc Jrai…

Đồng thời, địa phương rất chú trọng đếncông tác tuyên truyền ý thức bảo tồn và giữ gìn những bộ cồng chiêng cổ chođồng bào. Nhờ đó, toàn tỉnh Gia Lai hiện có tới trên 5.600 bộ cồng chiêng,trong đó phần lớn là chiêng cổ.

Tại tỉnh Lâm Đồng, địa phương cũng đã vàđang triển khai Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh LâmĐồng 2009-2015”.

Theo đó, từ nguồn kinh phí được phân bổhàng năm, địa phương đã và sẽ chú trọng vào việc tổ chức khôi phục các lễ hộidân gian của các dân tộc bản địa như K’Ho, Mạ, Chu Ru. Song song với việc khôiphục lễ hội cũng chú trọng vào việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Đặc biệt, Lâm Đồng rất chú trọng đến việcbảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch, qua đó góp phần nâng cao thu nhậpcho bà con.

Mỗi địa phương ở Tây Nguyên đều có cáchriêng để bảo tồn và phát huy giá trị cồng chiêng nhưng đều cùng chung một điểmlà đang hướng tới việc bảo tồn một cách bền vững. GS –TS Tô Ngọc Thanh, Chủtịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trong một chuyến công tác về Đắk Nông đã cónhận xét: “So với trước đây, hiện nay, một số lễ hội tổ chức ở Tây Nguyên đãmất đi nhiều yếu tố nguyên bản. Bởi vì, lễ hội là môi trường diễn tấu lý tưởngcủa cồng chiêng. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội cần phải có sự đồng thuận cao củabà con đồng bào bản địa thì mới thật sự hiệu quả. Tôi rất mừng là các địaphương đã nhận ra điều đó và đang hướng tới việc bảo tồn bền vững thông quaviệc ngày càng có nhiều lễ hội được tổ chức ngay tại bon làng của bà con. Vớinhững nỗ lực của các địa phương, nhất định tiếng cồng chiêng của đồng bào cácdân tộc ở Tây Nguyên sẽ rộn rã và trường tồn”.

HoàngThanh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Rộn rã âm thanh Đại ngàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO