Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen là một trong những biểu tượng thờ mẫu điển hình ở Nam Bộ. Nghi thức lễ hội có sự kết hợp hài hòa giữa nghi thức Phật giáo và dân gian với chương trình nghi lễ đặc sắc; được xem là lễ hội dân gian lớn ở Tây Ninh nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung.
Làng Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với gạo tám ngon, làng bún truyền thống mà còn có nghề làm cốm. Có những giai đoạn, nghề làm cốm ở đây thu hút hầu hết lao động của làng. Ngày nay, làm cốm không chỉ là nghề mà còn là cách để người dân trong làng giữ gìn truyền thống cha ông để lại.
Năm 2018, kỹ thuật làm giấy bản của người Dao Đỏ, thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thành cổ Quảng Ngãi còn có tên là Cẩm Thành (Thành Gấm) được khởi công xây dựng năm 1807 ở Chánh Mông, huyện Tư Nghĩa (trên địa bàn di tích hiện nay) và đến năm 1815 thì hoàn chỉnh, nay thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2019, hát xường giao duyên của người Mường ở huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là điệu hát dân ca tiêu biểu của người Mường Ngọc Lặc nói riêng và của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa nói chung.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có 11 di sản (thuộc bốn loại hình: nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía Tây vịnh Bắc bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “Con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ); đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng.
Khu thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di tích đền đài Chămpa thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; nằm trong một thung lũng có đường kính rộng chừng 2 km, bao quanh là đồi núi trùng điệp.
Ngày 5/7/2003, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: Tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng.
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Năm 2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dân ca ví, giặm là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Nghệ.
Năm 2014, quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới, trở thành Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á được UNESCO công nhận.