Đá thiên thạch (Tektite) được các nhà khoa học tìm thấy ở khu vực Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên thuộc xã Nâm N'Jang (Đắk Song). Đây là loại hình di sản kiểu vũ trụ độc đáo duy nhất được xác lập trong phạm vi Công viên địa chất Đắk Nông.
Xây dựng sản phẩm đặc thù công viên địa chất (CVĐC) đủ sức cạnh tranh với thị trường là một trong những mục tiêu mà CVĐC Đắk Nông đang hướng đến. Bởi khi đã có tên tuổi và đủ lực, các sản phẩm đó sẽ được mang trưng bày, giới thiệu tại các trung tâm thông tin thuộc hệ thống CVĐC toàn cầu của UNESCO.
Mỏ cao lanh nằm trên địa bàn xã Đắk Ha (Đắk Glong) - điểm di sản địa chất thuộc tuyến du lịch “Trường ca của nước và lửa” có giá trị cao về địa chất và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Điểm gỗ hóa thạch nằm ở thôn Tân Hòa, xã Đắk R’moan (TP. Gia Nghĩa) là điểm di sản thuộc tuyến du lịch “Âm vang từ Trái đất” và là một trong những điểm địa chất đặc trưng của Công viên địa chất Đắk Nông.
Theo kế hoạch, việc công nhận danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu cho CVĐC Đắk Nông sẽ được UNESCO công bố vào cuối tháng 4/2020 nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc tổ chức cũng phải hoãn lại. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Hồng An, Phó Giám đốc Ban quản lý CVĐC Đắk Nông xung quanh vấn đề này.
Theo Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, dự kiến vào tháng 4 này, UNESCO sẽ tiến hành xem xét, công bố CVĐC Đắk Nông là CVĐC toàn cầu. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới nên phải tạm hoãn cho đến khi dịch bệnh chấm dứt.
Ngoài 3 tuyến du lịch với 44 điểm đã được hình thành với các tên gọi "Trường ca của nước và lửa", "Bản giao hưởng của sự đổi thay" và "Âm vang từ Trái đất", hiện Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông đang đề xuất xây dựng thêm tuyến du lịch thứ 4 tại huyện Cư Jút.
Theo các chuyên gia của UNESCO, một công viên địa chất (CVĐC) phải có đủ 4 tiêu chí cơ bản: Di sản địa chất có tầm cỡ quốc tế; quản lý có tư cách pháp nhân rõ ràng và có sự tham gia của đối tác, cộng đồng địa phương; nâng cao nhận thức của du khách, cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương về danh hiệu CVĐC toàn cầu; tham gia, tổ chức các hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO.
Hiện nay, Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông có hơn 30 đối tác chính thức, chủ yếu trong các lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, khu điểm du lịch, nông sản địa phương và canh nông.
Núi lửa Băng Mo, là điểm thứ 15, thuộc tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới” có vị trí tại tổ dân phố 4, thị trấn Ea T’ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông).
Trên hành trình trải nghiệm tuyến hành trình du lịch “Trường ca của Lửa và Nước”, thuộc tuyến số 1 của CVÐC Ðắk Nông, điểm dừng chân cảnh quan cánh đồng lúa ven núi lửa tại xã Nâm N'đir (Krông Nô) sẽ níu chân du khách.
Sau khi Công viên địa chất (CVÐC) Ðắk Nông bước đầu được chấp thuận là CVÐC toàn cầu vào tháng 9/2019, các chuyên gia UNESCO sẽ tiếp tục đi thẩm tra một cách độc lập các hoạt động. Nhận thức rõ điều đó, Ðắk Nông đã bắt tay vào việc thực hiện các chương trình cấp thiết để có thể chính thức đạt danh hiệu "CVÐC toàn cầu" trong thời gian tới.
Tháng 9/2019, Hội đồng Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO đã thống nhất đề cử hồ sơ CVĐC Đắk Nông lên UNESCO xem xét công nhận là CVĐC toàn cầu vào tháng 4/2020.
Buôn Buôr, xã Tâm Thắng (Cư Jút) được chọn là 1 trong 44 điểm tham quan thuộc 3 tuyến du lịch Công viên địa chất Đắk Nông. Buôn Buôr được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần khảo sát, đánh giá và đi đến kết luận là buôn làng cổ nhất của người Ê đê ở Tây Nguyên.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng 6.000 ha cây ăn quả phân bố ở nhiều địa phương. Trong đó, nhiều trang trại nằm ngay trên cung đường dẫn đến các điểm, tuyến du lịch gắn với Công viên địa chất Đắk Nông. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch canh nông, du lịch cộng đồng.
Nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em học sinh về giá trị Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai sâu rộng dưới nhiều hình thức, nhờ đó nhận thức của các em học sinh đã từng bước nâng lên rõ rệt.
Theo Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, sau gần 3 tháng đi vào hoạt động (từ 31/7), đến nay, Nhà triển lãm âm thanh (Công viên địa chất Đắk Nông) đã đón hơn 2.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu từ các tỉnh, thành và đi theo đoàn.
Nhằm tuyên truyền, giới thiệu những giá trị nổi bật của Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, mới đây, Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông đã tổ chức đợt tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về CVĐC Đắk Nông và CVĐC toàn cầu tại các xã, trường học như: Trúc Sơn, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cư Jút); Nâm N’đir, Buôn Choáh, Trường THPT Hùng Vương (Krông Nô)…