Sử sách Trung Quốc thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Việt Hà| 21/09/2016 10:24

Những năm gần đây, Trung Quốc luôn tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của họ trên một phần lớn Biển Đông. Thế nhưng, điều nghịch lý là, trong thư tịch cổ và tài liệu của Trung Quốc, người ta không thể tìm thấy một chữ nào ghi rằng Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Từ thời Tần, nhiều sách cổ của Trung Quốc, Hán đã khẳng định lãnh thổ của họ chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam và Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Giao Chỉ Dương - Việt Nam ngày nay.

Đời Tống, sách Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: “Vạn lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ dương (biển Giao Chỉ, tức Vịnh Bắc bộ ngày nay)”. Trong cuốn Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống năm 111 trước Công nguyên xác nhận “Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài.

Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là bên ngoài Trung Hoa và thuộc về phiên quốc Nam Việt. Trong khi đó, cuốn Đường thư nghệ văn chí đời nhà Đường khi đề cập tới cuốn sách Giao Châu dị vật chí của Dương Phu với những chuyện kỳ dị ở Giao Châu (Việt Nam), trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu. Đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương).

Trẻ em vui chơi trên đảo Trường Sa. Ảnh tư liệu

Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Nguyên Mông sau ba lần đại bại không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 cho thấy phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam. Chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt…

Nhiều tài liệu đời nhà Minh, trong đó có cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Dưới triều nhà Minh, vào đầu thế kỷ 15, đô đốc thái giám Trịnh Hòa sau 7 lần vượt Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương đã ghi lại trong ký sự và tập bản đồ vẽ lại trên mấy trăm trang giấy bản. Trong đó, Trịnh Hòa vẫn coi Giao Chỉ dương, tức là Biển Đông và các đảo nằm trong đó đều thuộc chủ quyền Giao Chỉ quốc, tức nước Đại Việt sau này.

Một thời gian dài Trịnh Hòa có làm một cuộc hành trình dài ở biển nhưng mà chưa thấy và chưa có lúc nào nói tới Trường Sa, Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Đại Việt.

Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX “lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy, tư liệu bản đồ này của Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam.

Cuốn Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư xuất bản năm 1906 đời nhà Thanh ở trang 241 có ghi: “Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18013’ Bắc”. Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, có tọa độ từ vĩ độ 15045’ đến 17015’ Bắc và quần đảo Trường Sa có tọa độ từ vĩ độ 06000’ đến 12000’ Bắc. Tọa độ và vĩ độ nói trên khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

Rõ ràng, các tài liệu cổ của Trung Quốc, chủ yếu là chính sử, địa phương chí và các bản đồ cổ do Nhà nước phong kiến Trung Quốc phát hành qua nhiều triều đại đều cho thấy: Người Việt đã phát hiện và chiếm hữu thực sự quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong nhiều thế kỷ một cách hòa bình và liên tục, không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào, kể cả của Trung Quốc. Các tài liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sử sách Trung Quốc thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO