Ngành Tuyên giáo đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh

Nguyễn Văn Vân Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy| 28/07/2015 09:09

Cách đây 85 năm, ngày 1/8/1930, Ban cổ động và Tuyên truyền của Đảng đã xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8”, là mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngành Tuyên giáo của Đảng - lĩnh vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng.

ADQuảng cáo

Xuất phát từ ý nghĩa đó, năm 2000, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày Truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo. 85 năm qua, công tác Tuyên giáo đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và giành những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đối với tỉnh ta trong hơn 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành Tuyên giáo đã tích cực, chủ động tham mưu hiệu quả cho cấp ủy chỉ đạo, định hướng công tác tư tưởng – văn hóa, lý luận chính trị, khoa giáo, lịch sử, đem lại những kết quả quan trọng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Ban Tổ chức cuộc thi trao giải các thí sinh tham dự Hội thi kể chuyện về gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015. Ảnh: Hoàng Hoài

Công tác Tuyên giáo đã góp phần củng cố, kiện toàn hoạt động giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị. Trong những năm gần đây, chất lượng công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua hệ thống các trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trường Chính trị tỉnh đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Cơ sở vật chất được quan tâm xây dựng, đầu tư.

Chất lượng đào tạo, đối tượng cán bộ, đảng viên được đào tạo tăng lên đáng kể. Đây là đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng tư tưởng nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, đặc biệt là cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

ADQuảng cáo

Ngành Tuyên giáo đã tham mưu cho cấp ủy và chủ động thực hiện có hiệu quả việc củng cố, bồi đắp tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Bên cạnh việc tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng; cung cấp, định hướng thông tin cho cán bộ, đảng viên, hoạt động nổi bật nhất trong những năm qua là ngành Tuyên giáo đã đưa việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành hoạt động sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, trong xã hội; trở thành ý thức hành động tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt, công tác Tuyên giáo luôn khẳng định vai trò tiên phong, đi đầu trong công tác tư tưởng; nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững trận địa an ninh tư tưởng. Sự chủ động của công tác tuyên giáo thể hiện trong việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn nhiều tài liệu tuyên truyền, tài liệu định hướng dư luận có tính chất đặc thù, chuyên biệt, gắn với thực tiễn địa phương. Trong đó có nhiều tài liệu được biên soạn và phát hành trước khi Trung ương có tài liệu chính thức, như: Tài liệu hỏi đáp về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ đề các năm 2014, 2015; tuyên truyền phản bác “Nhà nước Đề ga” và chống vượt biên trong vùng đồng bào DTTS, tuyên truyền trong vùng đồng bào Mông, tuyên truyền biển đảo, tuyên truyền về vấn đề khai thác, chế biến bô-xít; Ban hành Đề án về công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội; đồng thời đầu tư kinh phí, con người tổ chức định kỳ, thường xuyên công tác điều tra xã hội học.

Tham mưu tích cực, chủ động trong việc xác định hướng phát triển chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục. Trong những năm qua, ngành Tuyên giáo đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành hàng loạt các đề án, nghị quyết chuyên đề về phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục – đào tạo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, v.v…

Từng bước hình thành hệ thống lịch sử truyền thống cách mạng địa phương. Từ tài liệu “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Nông giai đoạn 1930 – 2005” được biên soạn ngay từ những ngày đầu thành lập tỉnh, với sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đến nay tỉnh đã thực hiện biên soạn thêm hơn 10 đầu sách lịch sử truyền thống của các địa phương, ngành, đơn vị.

Ngoài ra, ngành Tuyên giáo tỉnh đã thực hiện tốt chức năng định hướng nghiên cứu lý luận chính trị và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Có thể tự hào khẳng định Tuyên giáo là một trong số ít các cơ quan trong tỉnh có các đề tài nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao, giải đáp được những vướng mắc về mặt lý luận, giúp Tỉnh ủy có cơ sở khoa học trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, như: Đề tài nghiên cứu xác định mô hình xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đề tài “sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở Đắk Nông: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”; Đề tài về định hướng thực hiện việc xác định chỉ số phát triển con người ở Đắk Nông và duy trì được việc xác định Chỉ số phát triển con người (HDI) hằng năm .v.v...

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành Tuyên giáo đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO