Chính sách đặc thù của Chính phủ: Thêm nguồn lực phát triển cho Tây Nguyên

Nguồn Chinhphu.vn| 31/07/2014 08:56

Ngày 30/7, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Công văn số 588/TTg-ĐP ngày 20/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý, chính sách đối với các huyện miền núi giáp Tây Nguyên và triển khai một số chủ trương, chính sách mới của Thủ tướng Chính phủ đối với vùng Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên.

ADQuảng cáo

Đồng chí Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: CAND

Theo báo cáo kết quả thực hiện Công văn 588/TTg-ĐP, từ cuối năm 2009 đến đầu 2011, đã có 21/29 huyện nhận được 366 tỷ đồng từ nguồn kinh phí đặc thù hỗ trợ mục tiêu theo Công văn 588/TTg-ĐP. Số kinh phí này đã được đầu tư vào 83 đề án, tập trung vào 4 nhóm chủ yếu: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ cấp điện cho thôn buôn chưa có điện, kinh phí lắp đặt công tơ điện cho các đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng mạng truyền thanh cơ sở; mua nông cụ, máy chế biến sản phẩm nông nghiệp; thu hút cán bộ trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ y tế, giáo dục… Sự hỗ trợ trên đã góp phần hỗ trợ thêm nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn, bất cập trong việc triển khai thực hiện Công văn số 588; đề xuất cơ chế đặc biệt để phát huy các sản phẩm lợi thế của vùng và tập trung nguồn lực cho việc thúc đẩy sản xuất, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép một số huyện miền núi giáp Tây Nguyên có điều kiện tương đồng được thụ hưởng chính sách này.

ADQuảng cáo

Phát biểu kết luận Hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nhấn mạnh: Đây là một trong những chính sách đặc thù quan trọng được Thủ tướng Chính phủ ban hành, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các huyện miền núi có điều kiện KTXH còn nhiều khó khăn. Qua 3 năm thực hiện, chính sách này đã đạt được những kết quả tích cực.

Đồng chí Trần Đại Quang đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cần tiếp tục phối hợp nghiên cứu, đề xuất Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cho phép các huyện miền núi giáp ranh Tây Nguyên được áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù như ở Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành quan tâm nghiên cứu, xem xét các đề xuất, kiến nghị của lãnh đạo các tỉnh và huyện miền núi giáp Tây Nguyên, trước mắt tập trung chỉ đạo xây dựng một số chính sách ưu đãi đặc biệt để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xây dựng hạ tầng KTXH ở các huyện miền núi giáp Tây Nguyên, nhất là chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chính sách đặc thù của Chính phủ: Thêm nguồn lực phát triển cho Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO