Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giai đoạn 2012-2015

11/07/2013 10:28

Để thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh giai đoạn 2012 - 2015, ngày 8/7, UBBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 239/KH-UMND triển khai Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giai đoạn 2012-2015...

ADQuảng cáo

Để thực hiện có hiệu quả Đề án nângcao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh giai đoạn 2012 - 2015, ngày  8/7, UBBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND triển khai Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giai đoạn 2012-2015.

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNGCHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH ĐẮK NÔNG

1. Một số kết quả đạt được

- Trước đây nhận thức nội dung cảithiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh là xử lý môi trường đầu tư, nay đãnhận thức đúng xử lý môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp đã đăng ký kinhdoanh và có mã số thuế, có hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh.

- Sự đồng thuận của cộng đồng doanhnghiệp trong quá trình triển khai các giải pháp cải thiện môi trường sản xuấtkinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ngày càngđược nâng cao.

- Mỗi chỉ số thành phần đều đượcUBND tỉnh giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc cải thiện, quađó góp phần cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.

- Các khó khăn, vướng mắc của doanhnghiệp và nhà đầu tư đã được UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết thông qua các Hộinghị đối thoại, phiếu điều tra khảo sát, tổng hợp qua các đoàn kiểm tra.

- Các chính sách hỗ trợ và pháttriển doanh nghiệp đã được triển khai tích cực; Chính sách về thu hút đầu tưđược điều chỉnh, bổ sung theo hướng ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kiếntốt nhất cho nhà đầu tư; công tác cải cách thủ tục hành chính đã được cải thiệnđáng kể, các dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Website củamột số Sở, Ban, ngành được vận hành; Quy trình giải quyết công việc theo tiêuchuẩn TCVN ISO 9001:2008 đã được áp dụng.

Vì vậy, chỉ số PCI của tỉnh đã cóchuyển biến rất tích cực: năm 2011 đạt 52,87 điểm đứng thứ 59/63, năm 2012 đạt53,91 điểm đứng thứ 48/63.

2. Tồn tại, hạn chế

Mặt dù đã có nhiều giải pháp tíchcực để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư, chỉ số nănglực cạnh tranh cấp tỉnh đã được cải thiện khá. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả khảosát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hội nghị tuyên truyền quántriệt Đề án PCI tổ chức ngày 03/4/2013, hiện nay 3 vấn đề mà doanh nghiệp tạitỉnh đang gặp khó khăn nhất là: Vốn đăng ký kinh doanh, lao động - việc làm, cảicách hành chính, cụ thể:

- Thủ tục hành chính phiền hà trongcác lĩnh vực đất đai: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giảiphóng mặt bằng thời gian giải quyết hồ sơ dài hơn so với trước đây, cán bộkhông hướng dẫn chi tiết, đầy đủ, doanh nghiệp phải trả thêm chi phí khôngchính thức; Thuế: Quyết toán, hoàn thuế giá trị gia tăng;

- Vốn kinh doanh: Thiếu vốn trongsản xuất kinh doanh, trong khi vay vốn ngân hàng gặp khó khăn, cụ thể: 60% doanhnghiệp tư nhân được hỏi cho rằng lãi suất và điều kiện cho vay khó hơn; 75% doanhnghiệp được hỏi cho rằng bồi dưỡng cán bộ ngân hàng là phổ biến; 90% doanhnghiệp cho biết để vay vốn, phải có thế chấp ngân hàng, nếu doanh nghiệp khôngtiếp cận được vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải đi vay các nguồn khác với mứclãi suất cao.

- 25% doanh nghiệp được hỏicho rằng “Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách tốt nhưng không được thực hiệnđúng ở cấp huyện”, 72% doanh nghiệp được hỏi cho rằng “Cónhững sáng kiến tốt ở cấp tỉnh nhưng thực thi ở các Sở, ngành lại có vấn đề”.

- Chấtlượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thấp, chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanhnghiệp như: dịch vụ “Tìm kiếm thông tin kinh doanh”, dịch vụ “Tư vấn thông tinpháp luật”, dịch vụ “Tìm kiếm đối tác” và dịch vụ “Xúc tiến thương mại”.

- Công tác cải cách hành chính đãđược triển khai tích cực, các dịch vụ công đã được áp dụng tại một số đơn vị.Tuy nhiên hiệu qua chưa cao, tình trạng kéo dài thời gian xử lý, cố tình gâykhó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn còn diễn ra không ít. Các chính sáchđã được bổ sung, sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, nhưng một số chính sáchvẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống do không có nguồn lực để bố trí.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

- Xây dựngmôi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư thân thiện, tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Phấn đấu 2013 tăng 3-5 bậc so vớinăm 2012, từ năm 2014 trở đi: Xếp ở vị trí từ 35-45/63 tỉnh/thành phố.

2. Phương án thực hiện mục tiêu

Điểm số và vị trí xếp hạng 43, 48, 59từ năm 2010 đến 2012 của các tỉnh theo công bố của VCCI như sau:

Xếp hạng

Dự báo 2013

Kết quả
2012

Kết quả
2011

Kết quả
2010

Điểm và tỷ lệ tăng bình quân

59

52,04

51,39

52,87

50,20

51,49

% Tăng/giảm 2

năm liền kề

-0,03

5,04%

1,08%

48

54,29

53,91

55,48

54,64

54,68

% Tăng/giảm 2

năm liền kề

-2,91%

1,51%

-0,70%

43

55,77

55,15

57,40

55,73

56,09

% Tăng/giảm 2

năm liền kề

-4,08%

2,91%

-0,59%

Nếu lấy điểm trung bình của các nămnhân với tỷ lệ tăng điểm thì để duy trì thứ hạng 48 trong năm 2013 thì cần phảiđạt tối thiểu là 54,29 điểm (tăng 0,38 điểm), để đạt thứ hạng 43 trở lên thìcần phải đạt tối thiểu là 55,77 điểm (tăng 1,86 điểm).

Hiệnnay, chưa có phương pháp dự báo tỷ lệ tăng điểm cho các thứ hạng năm sau và cóthể phương pháp trên chưa chính xác vì còn phụ thuộc vào điểm của các tỉnhkhác, tuy nhiên đây cũng là một cơ sở để đề ra các giải pháp tăng điểm từng chỉtiêu của từng chỉ số thành phần để đạt được mục tiêu đề ra.

ADQuảng cáo

III. GIẢI PHÁP

Để năm 2013tăng được 3 - 5 bậc và từ năm 2014 trở đi đứng thứ 35-45/63 tỉnh/thành phố thì năm2013 chúng ta cần phải tăng ít nhất là 1,86 điểm. Muốn đạt được mục tiêu này nhiệmvụ trong thời gian đến đòi hỏi có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của nhữngngười đứng đầu, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và thống nhất thựchiện một số giải pháp như sau:

1.Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông,Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thị xã đẩymạnh tuyên truyềnnâng cao nhận thức từlãnh đạo các cấp, ngành, cán bộ công chức, cũng như các doanh nghiệp nắm rõthông tin về nỗ lực của tỉnh, những việc còn vướng mắc để doanh nghiệp có cáinhìn chính xác, khách quan hơn khi được hỏi ý kiến, hàng năm tổ chức hai đợt vàotháng 2 và tháng 7.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hàngnăm rà soát, công bố công khai các dự án thu hút đầu tư về quy mô, địa điểm,thời gian, công suất, điều kiện đầu tư; đồng thời, công bố các chỉ tiêu thống kê,cung cấp các ngân hàng dữ liệu về tài nguyên, lao động, hạ tầng, kinh tế.

- Tham mưu UBND tổ chức hoặc chỉ đạo UBND các huyện,thị xã, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại vớicác doanh nghiệp, ít nhất mỗi đơn vị tổ chức một Hội nghị/01 năm, qua đó giảiquyết các khó khăn cho doanh nghiệp.

- Rà soát, phân loại dự án đầu tư của các nhà đầu tư,nắm rõ tiến độ triển khai của từng dự án, khó khăn vướng mắc gặp phải trong quátrình thực hiện, để có biện pháp tháo gỡ kịp thời, định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị cóliên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các doanhnghiệp hàng năm, tránh chồng chéo, đảm bảo sự hợp lý về nội dung và thời giantạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia.

2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòngUBND và các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh rà soát, đề xuất các phươngán đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ các giấy phép, giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh không cần thiết. Kết quả rà soát thủ tục hành chính đượcniêm yết công khai, cập nhật thường xuyên để người dân và doanh nghiệp đượcbiết.

3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

- Hàng năm,rà soát đánh giá hiệu quả triển khai Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệthông tại tỉnh giai đoạn 2011-2015 và việc triển khai thực hiện dịch vụ côngmức độ 3 đã được triển khai của các đơn vị. Qua đó xác định lại các mục tiêucủa kế hoạch, trước mắt tập trung đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm dùng chungtrong công tác chỉ đạo, điều hành tại các đơn vị, mở rộng triển khai ứng dụngdịch vụ công mức độ 3…

- Thường xuyên giám sát hoạt độngcung cấp thông tin trên các trang thông tin điện tử của cơ quan trong tỉnh nhằmcông khai, minh bạch, cung cấp kịp thời thông tin về cơ chế chính sách, thủ tụchành chính tới nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, hàng quý, 6 tháng, 9tháng, năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo.

4. Giao SởTài Nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soátviệc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc sử dụng đất của các doanhnghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý theo đúng quyđịnh.

5. Giao SởKhoa học và Công nghệ đánh giá hiệu quả việc áp dụng Hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn cấpGiấy chứng nhận ISO trong các đợt giám sát, đánh giá định kỳ tại các cơ quan đểtheo dõi tiến độ khắc phục, cải tiến các dịch vụ chưa phù hợp, định kỳ 6 tháng,hàng năm báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo.

6. Mỗi cơ quan, đơn vị lựa chọn ítnhất 01 thủ tục hành chính thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có liên quanđến doanh nghiệp (nếu có) để triển khai áp dụng và theo dõi thực hiện chặt chẽ,việc luân chuyển hồ sơ của thủ tục này giữa các cơ quan Nhà nước phải được thựchiện trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Ngày tháng ghi trênphiếu giao nhận hồ sơ là căn cứ xác định thời gian giải quyết của các đơn vị.

7. Các Sở, Ban, ngành, UBND thị xã công bố, côngkhai các quy định, số điện thoại chuyên dùng để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệptiếp cận và thực hiện phản ánh, kiến nghị về các quy định hành chính. Đảm bảo 100%phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp xử lý hoặc chuyển đếncơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

8. Kế hoạchkiểm tra doanh nghiệp hàng năm của các Sở, Ban, Ngành phải được UBND tỉnh phêduyệt (gửi thông qua Thanh tra tỉnh để tổng hợp), trường hợp đột xuất phải sựchỉ đạo của UBND tỉnh. Nội dung, thời gian và thành phần kiểm tra phải đượcđăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Sở, Ngành để doanh nghiệpbiết chấp hành. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, kếhoạch kiểm tra phải có sự phối hợp liên ngành, đảm bảo mỗi doanh nghiệp kiểmtra nhiều nhất 01 lần/1 năm.

Ngoài các giải pháp nêu trên, các Sở, ngành, UBNDcác huyện, thị xã căn cứ vào các giải pháp, chương trình hành động đã nêu trongĐề án để triển khai thực hiện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao chỉ tiêu tăng điểm và phân công đơn vị chịu trách nhiệm chínhtrong việc cải thiện các chỉ số thành phần PCI

Căn cứ trọng số của các chỉ số thànhphần PCI, nếu quy đồng về mẫu số 20% thì tổng số đơn vị tính điểm là 21,3. Dođó số điểm mỗi chỉ số thành phần tăng ít nhất là:

STT

Chỉ số thành phần

Trọng

số

Số

Đơn

vị

Sau

khi

Quy

đồng

về

mẫu

số

20%

Số

điểm

cần

Tăng

Đơn vị chịu trách nhiệm

1

Chi phí gia nhập thị trường

10%

2,0

0,174

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

5%

4,0

0,349

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chính phối hợp với Sở Tài chính

3

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

20%

1,0

0,087

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông

4

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

15%

1,33

0,116

Sở Nội vụ chịu trách nhiệm chính, phối hợp với Thanh tra tỉnh

5

Chi phí không chính thức

10%

2,0

0,174

Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các cơ quan liên quan

6

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

10%

2,0

0,174

Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm chính phối hợp với các Sở, ban,ngành UBND các huyện, thị xã

7

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

5%

4,0

0,349

Sở Công thương

8

Đào tạo lao động

20%

1,0

0,087

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

9

Thiết chế pháp lý

5%

4,0

0,349

Sở Tư pháp

Tổng số

100%

21,3

1,86

2. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện,thị xã căn cứ nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạchcụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ hàng quý, sáutháng, hàng năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư).

3. Sở Kếhoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai Kế hoạch này.

Trong quá trình triển khai thựchiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thờivề UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, giải quyết.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

Chủ tịch

Lê Diễn

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giai đoạn 2012-2015
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO