Khai thác, chế biến bô xít là triển khai thực hiện chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta

11/05/2009 15:12

Ngày 24-4-2009, Bộ Chính trị đã có Thông báo Kết luận 245-TB/TW về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Ngày24-4-2009, Bộ Chính trị đã có Thông báo Kết luận 245-TB/TW về Quy hoạch phânvùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xétđến năm 2025. Theo đó, Bộ Chính trị đã khẳng định: “Nước ta có nguồn tài nguyênbô xít (bauxite) dồi dào, việc phát triển thành ngành công nghiệp khai thác,chế biến alumin, nhôm để sử dụng trong nước và xuất khẩu là chủ trương đúng, đãđược nêu ra trong hai kỳ Đại hội IX và X của Đảng”. 

Quả thật,theo một số tài liệu khảo sát thì nước ta có trữ lượng quặng bô xít nguyên khaikhoảng hơn 5,4 tỷ tấn (quặng tinh ước khoảng 2,3 tỷ tấn), xếp vào hàng thứ 3thế giới, sau <_st13a_country-region w:st="on">Guinea và <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Australia.Phần lớn trữ lượng bô xít tập trung ở tỉnh Đắk Nông với trữ lượng quặng nguyênkhai khoảng 3,4 tỷ tấn và Lâm Đồng với trữ lượng gần 1 tỷ tấn. Từ những năm 80của thế kỷ XX, Chính phủ đã đặt ra vấn đề khảo sát, thăm dò để hoạch địnhchương trình qui hoạch, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này và đã xác địnhbô xít là nguồn tài nguyên lớn của nước ta, là cơ sơ  hình thành ngànhcông nghiệp luyện nhôm, là nguồn lực quan trọng của Tây Nguyên nói riêng và đấtnước nói chung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Đạihội đại biểu toàn cuốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001), Đảng ta đã đề ra “Chiếnlược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010”, trong đó xác định một số định hướngphát triển cho vùng Tây Nguyên là “ Khai thác và chế biến quặng bô xít” (Vănkiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HàNội-2001, trang 187). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006),Đảng ta tiếp tục xác định: “ Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tậptrung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phát triển những sản phẩm quan trọng của nềnkinh tế như: lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, ximăng, khai thác và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sảnphẩm cơ khí chế tạo” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuấtbản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2006, trang 197-198). Cũng trong thời gian qua,Bộ Chính trị, Chính phủ đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnhđạo, chỉ đạo, điều hành việc xây dựng ngành công nghiệp này. Nghị quyết10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, anninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày30-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyênđều định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng và hóa chất của Tây Nguyên:“Trên cơ sở cân nhắc hiệu quả kinh tế và khả năng nguồn vốn, sẽ xây dựng cácnhà máy khai thác quặng bô xít và luyện nhôm ở Lâm Đồng và Đắk Lắk”. 

Xác địnhkhai thác bô xít, luyện alumin, chế biến nhôm là ngành công nghiệp mới mẻ đốivới Việt Nam; bên cạnh đó, Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quantâm đến vấn đề tạo việc làm, đời sống cho đồng bào dân tộc tại chỗ, vấn đề giữgìn an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, hạn chế những tác động xấuđến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa… nên Chính phủ đã rất thận trọngtrong việc chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai chủ trương này. Từ nhậnthức đó, với trách nhiệm cao trước Đảng, trước dân, ngày 1-11-2007, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phânvùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xétđến năm 2025” với  quan điểm cụ thể là: Một là phát triển công nghiệp khaithác và chế biến khoáng sản bô xít phải phù hợp với quy hoạch phát triển côngnghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương và quyhoạch phát triển mạng hạ tầng cơ sở liên quan (giao thông vận tải, cảng biển,điện). Đảm bảo thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên bô xít tiết kiệm, cóhiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội vớiviệc bảo vệ an ninh, quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản bôxít, đặc biệtlà khu vực Tây Nguyên. Hai là xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chếbiến quặng bô xít với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Hình thứcchủ đạo là doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng, kêu gọi các đối táctrong nước và ngoài nước tham gia góp vốn cổ phần trên nguyên tắc Tập đoàn Côngnghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (đối với các khu vực bô xít tại Tây Nguyên) nắmgiữ cổ phần chi phối (trên 50%) để đảm bảo sự chủ động và phát triển bền vững,tham gia vào thị trường alumin và nhôm thế giới. Ba là phát triển ngành côngnghiệp sản xuất alumin và luyện nhôm phải đảm bảo phát triển hài hòa kinh tế –xã hội khu vực Tây Nguyên và các địa phương liên quan.

Như vậy,việc khai thác bô xít là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đãđược hình thành từ nhiều năm nay. Việc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản ViệtNam phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành các bướcđể triển khai Dự án khai thác bô xít, chế biến alumin tại khu vực Nhân Cơ(huyện Đắk R’lấp) chính là thực hiện chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhànước là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đạt mục tiêu“dân giàu, nước mạnh”.

ThươngHà

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khai thác, chế biến bô xít là triển khai thực hiện chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO