Cảnh giác với những luận điệu xấu xa của các thế lực thù địch

18/05/2009 15:15

Gần đây, trên một số trang tin điện tử (chủ yếu là của những nhóm người Việt lưu vong) có đăng những bài viết về vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Họ tung tin rằng, với việc cho phép hàng ngàn công nhân Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bô xít...

ADQuảng cáo

Gần đây,trên một số trang tin điện tử (chủ yếu là của những nhóm người Việt lưu vong)có đăng những bài viết về vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Họ tung tinrằng, với việc cho phép hàng ngàn công nhân Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thácbô xít, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tay cho Trung Quốc xâm chiếm Tây Nguyên;Chính phủ, chính quyền địa phương, chủ đầu tư chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tếmà không quan tâm đến vấn đề môi trường; người dân bản địa không được hưởng lợigì từ việc khai thác bô xít... Dưới danh nghĩa hoạt động báo chí, họ tìm cáchtiếp cận các trí thức người thiểu số tại chỗ để lấy ý kiến phản biện về vấn đềkhai thác bô xít nhằm chứng minh các tầng lớp xã hội, đặc biệt là người thiểusố trong vùng dự án không đồng tình với chủ trương khai thác bô xít của Chínhphủ. Một số người Việt lưu vong tại Mỹ nhân dịp này đã tuyên truyền “Luật nhânquyền của người bản địa” và kích động người thiểu số tại chỗ biểu tình phản đốiviệc khai thác bô xít. Ở trong nước, ông Thích Quảng Độ công khai kêu gọi cácgiới biểu tình, chuẩn bị lương thực để có thể thực hiện suốt tháng 5-2009 làmtháng “bất tuân dân sự”. Có thể nói đây là luận điệu xấu xa của các thế lực thùđịch hi vọng thông qua việc xuyên tạc vấn đề khai thác bô xít để từ đó phủ nhậnvai trò lãnh đạo của Đảng và kích động sự bất mãn, chống đối của đồng bào dântộc thiểu số Tây Nguyên…

ADQuảng cáo

Sự xuyêntạc, kích động của các thế lực thù địch có thể làm cho một số người mơ hồ, ngộnhận nhưng những cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội khẳng định việc tiến hànhkhai thác bô xít Tây Nguyên của Đảng, Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Mười vấnđề bất lợi không nên khai thác bô xít ở Tây Nguyên mà một số người nêu ra, cónhững vấn đề vô lí, ngụy biện và cũng có những vấn đề là hạn chế, khó khăn thựcsự nhưng không phải là điều bất khả kháng, mà chúng ta hoàn toàn có thể khắcphục được. Chẳng hạn, có người cảnh báo nguy cơ đối với môi trường tự nhiênnhưng với công nghệ hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể xử lí tối đa ảnh hưởngtiêu cực của nó. Về vấn đề thị trường, có ý kiến cho rằng khai thác bô xítkhông có lãi. Nếu không có lãi thì làm sao có chuyện trên dưới bốn mươi tậpđoàn công nghiệp khai thác, sản xuất bô xít hàng đầu thế giới lần lượt đến tỉnhta đặt vấn đề đầu tư. Ông Bùi Quang Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Alumin Nhân Cơkhẳng định: “đối với dự án bô xít, nếu không có hiệu quả kinh tế, dứt khoátchúng tôi không làm”. Trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa, việc đẩymạnh công nghiệp khai thác bô xít là điều tất yếu và không thể vì lí do bảo tồnbản sắc văn hóa dân tộc mà ngăn cản đồng bào bản địa đến với văn minh côngnghiệp. Về nguồn nhân lực, sẽ không có việc hàng ngàn công nhân Trung Quốc laođộng tại khu công nghiệp bô xít như dư luận đồn thổi, mà chỉ có chuyên gia vàmột số công nhân lành nghề của bạn mà nước ta hiện chưa có. Chúng ta chủ trươngsử dụng lao động là người trong nước, nhất là người địa phương, trong đó chútrọng ưu tiên người dân tộc thiểu số tại chỗ. Hiện nay, Công ty Alumin Nhân Cơđã gửi đi đào tạo trên 300 công nhân và chuẩn bị tiếp tục đào tạo trên 400 côngnhân là người địa phương v.v…

Quặng bôxít Tây Nguyên phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, có trữ lượng lớn thứ ba thế giới,hàm lượng alumin cao, lại là mỏ lộ thiên. Đây là một thuận lợi cho việc khaithác bô xít và là một ưu thế hiếm có. Vấn đề khai thác bô xít Tây Nguyên đãđược Đảng ta khẳng định từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Ngày 24-4-2009,Bộ Chính trị đã có kết luận tại Thông báo số 245/TB-TƯ về Quy hoạch phân vùng thămdò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến2025 và triển khai một số dự án khai thác bô xít, sản xuất alumin – nhôm tạikhu vực Tây Nguyên. Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 650/TT-KTN giao chocác bộ ngành và các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ trên cơ sở cụ thể hóakết luận của Bộ Chính trị, trong đó tập trung cho việc bảo vệ môi trường, tínhhiệu quả kinh tế và sử dụng lao động trong nước. Việc Đảng và Nhà nước chủtrương xây dựng, phát triển ngành sản xuất alumin mang tầm cỡ quốc gia ở TâyNguyên không ngoài mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội một đất nướccòn rất nhiều khó khăn, lạc hậu. Kết luận của Bộ Chính trị và quyết tâm củaChính phủ thực sự là một luồng gió mới động viên đồng bào các dân tộc Đắk Nôngvà Tây Nguyên khai thác tài nguyên thiên nhiên làm giàu cho đất nước, quê hươngvà cuộc sống của chính bản thân họ. Chúng ta có thể lạc quan tin tưởng rằng,hiệu quả kinh tế – xã hội mà công nghiệp khai thác bô xít mang lại sẽ đập tancác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, củng cố niềm tin của đồng bàocác dân tộc và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta trên con đường công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước.

ViệtHà

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cảnh giác với những luận điệu xấu xa của các thế lực thù địch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO