Quyền chủ quyền đối với thềm lục địa

Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông| 26/08/2014 09:13

Công ước luật Biển năm 1982 quy định:

ADQuảng cáo

Về chế độ pháp lý, tương tự như Công ước năm 1958, Công ước năm 1982 quy định:

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.

Các quyền đó có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.

ADQuảng cáo

Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

Đồng thời, Công ước cũng quy định quốc gia ven biển có quyền tài phán (cho phép hoặc không cho phép) đối với việc xây dựng và lắp đặt các công trình thiết bị và đảo nhân tạo, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng thềm lục địa của mình.

Mặt khác, Công ước cũng quy định quyền quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không được ảnh hưởng tới quy chế vùng nước và vùng trời ở trên, tới quyền tự do hàng hải hay các quyền tự do khác được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Chúng ta thấy rằng, mặc dù thềm lục địa không được coi như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia (vì nó không thuộc chủ quyền quốc gia ven biển), nhưng luật Biển quốc tế đã quy định rất rõ ràng về phạm vi và quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của quốc gia ven biển đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thềm lục địa. Đây là quyền riêng biệt của quốc gia ven biển.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quyền chủ quyền đối với thềm lục địa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO