Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn chống hải tặc và bảo vệ Biển Đông (1771-1802)

Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông| 09/12/2014 08:56

Trong thời gian từ năm 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông, từng khu vực có lực lượng hoặc do Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh hoặc quân Tây Sơn làm chủ.

ADQuảng cáo

Từ năm 1773, Tây Sơn chiếm được cảng Quy Nhơn rồi tiến lên phía Quảng Nam, kiểm soát đến Bình Sơn (Bến Ván), Quảng Ngãi, nơi có cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn), cái nôi của đội Hoàng Sa từ đầu thế kỷ XVII đã bắt đầu khai thác Biển Đông.

Chỉ trong vài năm bị đình đốn, ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) cái hợp Hà Liễu ở phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) thuộc xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã làm đơn xin với chính quyền Tây Sơn được lập lại hai đội Hoàng Sa và Quế Hương sẵn sàng vượt biển ra các cù lao ngoài biển để làm nhiệm vụ theo thông lệ và sẵn sàng ứng chiến chống kẻ xâm phạm.

Mãi đến năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng hoàng đế và từ đó mới có chính quyền Tây Sơn hoàn chỉnh. Năm Thái Đức thứ 9 (1786), ngày 14 tháng 2 (âm lịch) chính quyền Tây Sơn ra quyết định sai phái Hội Đức Hầu, cai đội Hoàng Sa, cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển ra thắng Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển.

ADQuảng cáo

Theo các tư liệu còn lưu lại cho thấy, người phụ trách dân binh với chức Thái phó, một chức quan lớn trong triều. Chính quyền Tây Sơn còn yêu cầu các thuyền của đội Hoàng Sa phải mang biển hiệu thủy quân, song lại nhắc nhở không được lấy danh nghĩa thủy quân mà làm càn, bắt nạt dân làm muối, đánh cá.

Các đội khai thác Biển Đông như đội Hoàng Sa, đội Quế Hương đội Đại Mạo, Hải Ba, đội Quế Hương không những có nhiệm vụ kinh tế mà còn như lời hứa của dân phường Cù Lao Ré, do Cai hợp Hà Liễu đứng tên, sẵn sàng ứng chiến với kẻ xâm phạm mỗi khi có truyền báo xảy ra chinh chiến.

Riêng đội Hoàng Sa đứng đầu là cai đội hay đội trưởng lại thường là kiêm cai thủ cửa biển Sa Kỳ cũng như kiêm quản cai cơ thủ ngự. Chức quan cai cơ thủ ngự phụ trách thu thuế, an ninh trên biển, chống hải tặc, cướp biển. Như thế, việc khai thác kinh tế biển luôn kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, chống cướp biển, bảo vệ Biển Đông.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn chống hải tặc và bảo vệ Biển Đông (1771-1802)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO