Thanh niên Đắk Song lập thân, lập nghiệp

Hoàng Bảo| 07/11/2014 09:26

Hưởng ứng Chương trình “Thanh niên lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng” đã được các cấp Hội thanh niên huyện Đắk Song đã triển khai thực hiện với nhiều phần việc phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

ADQuảng cáo

Theo đó, với thanh niên là học sinh khối THPT, lực lượng vũ trang xuất ngũ thì các cấp Hội chú trọng đến các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm…

Trong 5 năm qua, toàn huyện đã phối hợp tổ chức được 6 đợt tư vấn về nghề nghiệp, việc làm; dạy nghề cho 60 người; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1500 lượt hội viên và giải quyết việc làm cho trên 100 người, trong đó có 54 người là bộ đội, công an xuất ngũ.

Anh Nguyễn Thanh Sang ở bản Đắk Lép, xã Nâm N’jang (Đắk Song) không chỉ gắn bó với nghề cơ khí mà còn phát triển thêm chăn nuôi, trồng trọt để mang lại thu nhập cao

Đối với thanh niên nông thôn, thiếu 2 vấn đề cấp thiết là trang bị kiến thức và tìm hướng hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế. Do đó, trong 3 năm gần đây, tổ chức Đoàn, Hội đã phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân trên 17 tỷ đồng cho thanh niên vay phát triển sản xuất.

Việc tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với thế mạnh của địa phương cũng được chú trọng. Các hoạt động giúp nhau lập nghiệp, đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp cũng được các cấp hội cơ sở triển khai với nhiều cách thức khác nhau như: Thành lập tổ đổi công, câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm, góp vốn vay xoay vòng…

ADQuảng cáo

Qua các hoạt động thiết thực đó, nhiều tấm gương thanh niên đã nỗ lực vượt khó, năng động để làm giàu. Có thể kể đến như anh Thân Văn Thạnh ở thôn 1, xã Nâm N’jang đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua 1 ha đất trồng tiêu. Sau khi có nguồn tích tích lũy, anh Thạnh tiếp tục mua thêm đất để canh tác và đến nay đã có 5 ha đất trồng cà phê, hồ tiêu cũng như mở thêm 2 sân bóng mini phục vụ nhu cầu tập luyện của giới trẻ.

Với việc kết hợp giữa trồng trọt và kinh doanh, hàng năm, trừ chi phí, anh thu được khoảng 500 triệu đồng. Điều đáng nói, ngoài phát triển kinh tế, anh còn rất tích cực trong việc tham gia công tác xã hội như hỗ trợ về vốn vay, kiến thức khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và tài trợ các hoạt động văn hóa, thể thao tại địa phương.

Hay anh Đinh Văn Hùng ở thôn 7, xã Nam Bình, với mô hình kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm, kết hợp phát triển 2,5 ha cà phê, 900 trụ tiêu, mỗi năm trừ chi phí, có thu nhập trên 200 triệu đồng. Còn anh Trần Văn Hoài ở thôn 10, xã Nam Bình, với cơ sở sản xuất bánh các loại, không những có thu nhập ổn định mà còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên.cho 10 lao động ở địa phương.

Theo anh Nguyễn Đức Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên huyện Đắk Song thì thông qua cuộc vận động đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, tích cực trong thanh niên, cùng nhau vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Hội luôn xác định, trong điều kiện hiện nay thì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác cho thanh niên về tự nỗ lực vươn lên lập thân, lập nghiệp là điều quan trọng nhất.

Thông qua đó, thanh niên mới hiểu được mình cần làm gì, làm như thế nào để lo cho cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, dựa vào thực tiễn từng địa phương, các cấp Hội cũng luôn đồng hành cùng thanh niên, xây dựng những phương thức hỗ trợ  thiết thực hơn về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh niên Đắk Song lập thân, lập nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO